Month: Tháng Hai 2012

CHUYỆN HÀNG XÓM

Posted on Updated on


Hắn tên Luợng, chạc tuổi mình. Nhà sát vách, có điều nhà mình chổng mặt ra ngõ còn nhà hắn lại úp mặy vào hông nhà mình ( dài dòng nhể).

Vợ Luợng tên là Lan ( đàn bà mà có tên này đĩ…phải biết…!?), kém Luợng 3 tuổi, nguời cùng phố. Hai đứa có một con gaí, tên Trâm, nhưng bị lác nên xóm em gọi là…Trâm” lác” ( bé tý mà đã bị…lác)

Luợng cậy mẹ già nhiều đất bán nên xây nhà to cho ở, chứ ngữ như hắn đến đời mục thất cũng không dám mơ có cái lỗ chó chui nên huyếnh lắm. Lan cũng nhờ đó mà ké mông, động vú nên trông phỉnh phơ, luợn lờ tợn.

Luợng làm nghề đầu bếp, nghe đâu nấu cho quán gì tên là Sen, tít mãi trên phố. Lan làm nghề bán hàng tại quầy cho nhà máy bánh kẹo Hải hà.

Hai vợ chồng, một đứa con bị lác, một bà mẹ già trong căn nhà to, cuộc sống thế là tĩ tã chứ gì!.

Ấy thế mà đếch phải thế!

Luợng tiền sử mắc bệnh xuất tinh sớm. Chả hiểu là do …di truyền hay tại lúc dậy thì hay…nghịch dại nên ra cảnh thảm naỳ? Nhìn bên ngoaì, không ai bảo Luợng bị cái bệnh đểu đấy. Bo-dy đâu ra đấy, suốt ngày hì hục tạ trên lan-can tầng ba mí lại bơi hồ bên trung tâm chấn thuơng chỉnh hình nên trông phê lắm, đảm bảo đàn bà con gái nhìn vào phải nuốt nuớc bọt …ừng ực, một cơ số nuớc khác phải tuôn ra…ầm ầm. Ấy thế mà…???, đểu nhể!!!

Lan thì từ dạo có con, trông mòn đi 10 con mắt vẫn thấy suớng. Em trông hừng hực, đam mê và…đĩ thoã

Tưng đấy năm giời chung sống với nhau, Luợng làm nghề xe ôm còn chuyên hơn cả làm nghề bếp. Sáng Luợng chở Lan đi, chiều lại đón về. Dằng dai đến độ bà mẹ đẻ phải gắt lên: con đĩ ấy bị …cụt chân à?!

Nhờ có tài nấu nuớng mà Luợng nấu cơm cho vợ con ba trăm sáu muơi lăm ngày trong muời hai tháng, rửa bát cũng tưng ấy thời gian. Những đận đông giá, Luợng còn phải bê nuớc nóng trong chậu để cho Lan ngâm chân, nghe đâu đông về chân em bị thối.

Đứa con tuy là…của chung nhưng cứ như là con riêng của Luợng. Hắn chăm bẵm khéo như kiểu đi đánh mông của Lan vẫn diễn hằng chiều ở lối ngõ. Lựơng chăm con đến độ mà bà mẹ đẻ phải gắt lên: xem có phaỉ con mày không hay là con…tu hú!?

Nhà có 3 mống nguờ nhưng bữa nào cũng 2 mâm. Hóa ra họ(làm) ăn riêng chứ không …đánh đụng kiểu…hợp tác xã. Đ.m tiên sư cái gọi là…gia đình.

Thế rồi hôm nọ, cả xóm ầm ĩ lên bởi một con mụ mỏ phù như mồm quý bà sồn sồn đi xăm môi bị…nhiễm trùng. Con mụ to như …hà mã, cứ túm lấy tóc con vợ Luọng mà chửi rủa là đồ cuớp chồng. Còn Luợng thì đứng như Từ Hải bị…viêm cơ, run rẩy.

Vụ đánh ghen thành công mỹ mãn bằng chứng là con vợ Luợng bị con mụ hà mã tát cho rách mí mắt và bắt ký vào giấy cam đoan là không…tái phạm. Nếu còn tái phạm nữa là sẽ bị…tái nạm cả họ
.

Bà mẹ đẻ Luợng ngồi ra bậu cửa khóc hu hu. Nín khóc bà nấc lên: ối ông ơi là ông ơi, cha nào thì con nấy nên thân tôi khổ…mãi đến giờ…!

Đêm ấy, nhà Luợng yên lắm. Không còn tiếng bộ dàn hai-phai ầm ĩ như mọi hôm.

Rồi nguời ta vẫn thấy Luợng chở Lan đi làm như ngày naò. Cả xóm xuýt xoa, như thế là rất văn minh, văn minh

Cũng từ dạo đó, nhà Luợng lúc nào cũng thơm mùi thuốc Bắc.

NHẢM # 1

Posted on


1.

Khi tôi xuống ga vẫy taxi, thằng lái taxi ghếch chân vểnh râu ngồi hút thuốc xem tôi nặng nhọc một mình khiêng đồ vali lớn nhỏ bỏ vào cửa sau xe nó, cứ như không phải chuyện của nó, và thế là tôi lại nhớ Saigon. Ở Saigon không có loại lái taxi như ông, nó lườm tôi và nhổ toẹt bãi nước bọt ra cửa xe cùng mẩu tàn thuốc lá, mặt đầy cau có khó chịu lái xe đi, và tôi lại nhớ Saigon, dù vừa 2 tiếng trước tôi còn ở Saigon. Cứ như thể tôi là người đi nhờ xe của nó. Và hôm sau tôi ra đường, đã lại nghe thấy nháo nhào địt mẹ mày đi như cặc muốn chết không nhìn cái nồn, thằng nào cũng bóng bẩy oai vệ từ đầu xuống chân mặt mũi đâm lê sưng sỉa vào quán cà phê bình dân mà mười lăm ngàn đồng một cốc cắn hạt dưa tí tách nói chuyện rào rào như chợ vỡ lảnh lót nịnh bợ tinh tướng đủ giọng mày ở đâu ra ngay bố đang cà phê tí nữa xong ra chiến game với mày con xe này ngon đấy mặt vác lên giời mồm liến thoắng như đít vịt và thế là tôi lại nhớ Saigon. Sợ nhất là khi người ta bị trói không thể chạy thoát. Nhưng tôi nghĩ chỉ cần qua cầu Thăng Long là tôi thoát khỏi Hà Lội. Bất cứ lúc nào tôi cũng có thể chạy thoát. Chỉ cần 2 tiếng sau là tôi có thể trở lại Saigon. Bất cứ lúc nào. Chỉ cần qua cầu Thăng Long. Vì thế tôi tạm yên tâm. Sẵn sàng bỏ chạy. Saigon sẵn sàng đón tôi trở về bất cứ lúc nào với sự sôi nổi và giản dị. Tôi luôn nghĩ “đi Hà Lội và về nhà” chứ không phải là “về Hà Nội”, cũng như tôi luôn nghĩ “vào Saigon” chứ không phải là “đi Saigon”.

Từ nhà tôi lên Bờ Hồ 1km. Từ nhà tôi vào Saigon 1750 lần cái Bờ Hồ. Nhiều quá, tôi nghĩ từ nhà tôi xuống Phủ Lý 100 km, và từ nhà tôi vào Saigon bằng 17 lần cái Phủ Lý. Như thế dễ hiểu hơn. Cũng chẳng xa lắm. Chạy 17 lần cái Phủ Lý thì gần hơn là 1750 lần cái Bờ Hồ, và lúc nào tôi cũng có thể về nhà hoặc vào Saigon khi tôi muốn. Tôi luôn ở nơi này và nhớ nơi kia và ở nơi kia lại tiếc về nơi này. Vậy tôi có chỗ nào của mình không? Hình như có và cũng không. Đôi khi vô định. Đôi khi nhiều lúc tôi còn nghĩ từ nhà tôi sang Nga bằng 1000 lần cái Phủ Lý, cứ đi về hướng Bắc, đi mãi về phía tuổi trẻ của tôi. Cũng có thể hình dung được, không có gì là quá xa. Và như thế tôi có thể trở lại tuổi trẻ của mình… Nhưng hình như không phải thế. Không dễ, dù chỉ là 1000 lần cái Phủ Lý.

Sáng nay tôi dậy lúc 9h sáng và đứng cạo râu. Bọt xà phòng tỏa hương mát dìu dịu thơm mùi mùa hè hoa oải hương và tôi rùng mình trong một thoáng nó lại trở về. Mùa hè năm ấy tôi còn mới mọc râu nhưng tôi đã ra cửa hàng trên đại lộ Lenin mua một lọ kem vừa gội đầu vừa cạo râu và tôi đứng trong phòng tắm mùa hè vừa tắm vừa cạo râu những cọng râu non của thời tuổi trẻ mới nhú và thằng tây bên cạnh chìa tay xin tôi một miếng kem thơm mát mùi hoa oải hương chúng tôi cùng tắm trong buồng tắm gỗ kiểu Nga mùa hè rồi xuống tầng hầm làm một ly trà đựng trong chiếc cốc có quai cầm bằng bạc nóng bỏng thơm mùi bạc hà. Lại là cái mùi ấy. Ôi bạc hà và oải hương mềm ngan ngát. Tôi bước ra khỏi nhà tắm đi về nhà và bạch dương mùa hè xanh mát lá nhỏ li ti vẫy trên đầu, nắng lấp lánh qua kẽ lá còn vòm trời thì cao và xanh ngắt.Tôi nghe ở đâu đó nói “xanh như vòm trời nước Ý” nhưng không phải. Vòm trời nước Nga còn xanh hơn nhiều. Xanh không thể tả được. Xanh thẳm. Nắng vàng như mật và xanh thăm thẳm. Trong vắt. Như thế nào là một màu trong? Một màu được coi là đẹp bởi vì có màu xỉn hơn đứng bên cạnh, và một màu được coi là có độ trong bởi vì có nhiều sắc độ phong phú khác đứng bên cạnh. Con số 10 bảo em thích màu tím. Tôi hỏi sao em thích màu tím, nó bảo vì màu tím là màu của mơ mộng và thuỷ chung. Con số 11 lại bảo em thích màu trắng. Vậy mẹ sư chúng mày sao không thường xuyên mặc áo trắng và áo tím, sơn tường nhà mày màu trắng và màu tím? Bọn ngu, đó là chúng mày lãng mạn kiểu sến và không hiểu về nguyên tắc của màu sắc, đó là một màu đẹp bởi vì nó đứng cạnh màu khác, cũng như tao thông minh bởi vì tao đứng cạnh những đứa ngu như chúng mày. Nếu tao ở giữa sa mạc trống không, tao chẳng có gì là thông minh vì tao chẳng có ai để so sánh cả. Lưỡi dao cạo ram ráp đưa tôi trở về hiện tại và tôi nghĩ nếu nó cắt vào cổ mình thì chết có nhanh không và đau không. Ồ nhưng tôi không thể muốn cũng như không thể dứt bỏ vì tôi còn có nhiều việc phải làm. Tôi là con số 0 và tôi phải chứng minh rằng mình là con số 10 hoặc hơn thế. Rồi sau đó sẽ ra sao thì ra. Nhưng đôi khi trong một phút man rợ tôi nghĩ tôi cầm con dao ăn và nghĩ nếu nó đâm vào bụng mình thì sao nhỉ. Đó là bản năng tự hủy, bản năng chết có sẵn trong mỗi người chúng ta, đôi khi muốn tự hủy hoại mình đi và thế là tôi rùng mình. Một con nhện bỗng dưng hạ xuống rất nhanh trước mặt tôi trên một sợi tơ và hạ ngay xuống lòng bồn rửa tay. Tôi vội tắt vòi nước và nhẹ nhàng gỡ nó ra khỏi bồn rửa tay. Bình thường tôi đã lia một vòi cho nó lọt xuống cống và thế là xong. Nhưng trong lúc này tôi đang suy nghĩ về sự sống và cái chết. Một lưỡi dao và một vòi nước là xong. Đó là vấn đề vĩnh cửu. Muốn sống và sợ chết. Năm 10 tuổi tôi đã nghĩ về cái chết. Và nó đã dẫn tôi đến văn học và triết học. Tìm sự giải đáp. Vẫn chưa giải đáp được, nhưng dù sao không vô ích. Tôi đã lớn lên nhiều nhờ có nó. Freud bảo rằng có bản năng sống và bản năng chết. Tôi nghĩ đúng. Có những kẻ muốn tự hủy. Sống thác loạn là ý chí tự hủy. Nhưng sống mà day dứt nhiều cũng là tự hủy. Mặt đất có hạn, cần phải hủy bớt đi để có chỗ cho kẻ hậu sinh. Huỷ trước hay hủy sau thì cũng là hủy. Vũ trụ là vô biên, như bong bóng xà phòng gồm vô hạn vũ trụ chồng chéo nhau. Thật là khủng khiếp tuyệt vọng vì sự sống quả là nhỏ bé và chẳng hề có ý nghĩa gì.

Ai đấy? Ai gọi cửa đấy?

Chẳng có ai cả. Và tôi nghĩ Người chẳng cần vào cửa chính. Người có thể vào bằng mọi cách nếu đến lúc và khi Người nói con hãy theo ta, tôi nghĩ ông là ai? Ông chẳng có quyền gì với tôi, ông không có thật. Ông đã chết từ lâu, Nietzsche nói, và bây giờ tôi chẳng cần đến ông, con người phải tự đứng lên và chiến đấu với chính mình bằng đôi chân của mình, những cú nhảy vọt dũng mãnh vượt qua và ông ở lại. Chào ông. Căn phòng rộng ra vắng lặng và tôi đứng nhìn trong gương, rộng ra rộng ra mãi vô biên tôi trong một phút không biết mình đang đứng ở đâu mê mẩn và tôi nhớ đến những bộ phim của Andrey Tarkovsky bậc thầy của thể loại phim phân tâm học khai triển nội tâm và dòng ý thức của Nga. Đều đều đều đều tẻ nhạt không có kịch tính nhưng day dứt hoang mang với những góc quay tuyệt đẹp và hồi ức bất tận về vẻ đẹp cuộc sống cùng nội tâm sâu kín của con người, tôi luôn xúc động về hai chữ Con Người nhưng tôi lại căm ghét thằng hàng xóm và những con có số của tôi vậy có mâu thuẫn không? Nhưng dù sao bây giờ tôi đã cạo râu xong và tôi cần phải đi. Lát nữa tôi đi gặp thằng K. Thằng này có vợ con đàng hoàng, làm ăn tốt, sống nghiêm chỉnh mực thước và không hề nghi ngờ bất cứ điều gì. Hoàn toàn tự tin.

2.

K 36 tuổi, thành đạt. K nghĩ điều mình sợ nhất trong đời là mất danh dự. Tôi đã phấn đấu nửa đời người, bằng sự khéo léo mềm mỏng và đạt được như ngày nay, vợ con tôi kính trọng tôi, đồng nghiệp nể tôi, hàng xóm chan hòa yêu quý tôi và bố mẹ tự hào về tôi. Đôi khi tôi cũng khó chịu với người này người khác, ví dụ như với thằng số 1 này nhưng tôi vẫn phải gặp nó để làm việc và không để lộ ra. Cần phải hòa nhã. Đạo đức là quan trọng nhất. Con người sống cần có đạo đức, để sao cho thiên hạ kính nể trọng vọng mình. Nó phức tạp quá, tôi không hiểu tại sao cứ phải như thế, sao cứ làm rắc rối cuộc đời? Cứ như tôi, đi làm, phấn đấu, hòa nhã và có chức vụ. Không ai có thể chê trách một điểm gì ở tôi. Tôi là một người hoàn hảo. Đứng đắn, không uống bia rượu hút thuốc lá. Vợ đẹp con ngoan. Có nhà riêng, xe hơi. Vậy còn muốn gì nữa? Điều tôi sợ nhất là làm mất lòng người khác, và thứ nữa là mất danh dự của tôi. Nhưng tôi không hề nghi ngờ gì về mình, và về mọi thứ. Tất cả đều tốt đẹp, ta cần phải lạc quan và nhìn vào điểm tốt của người khác. Tôi không băn khoăn gì cả, tối về ăn cơm xem tivi và đặt lưng xuống là ngáy pho pho, ngủ ngon. Mai lại đi làm. Lát nữa tôi phải đi gặp cái C.

3.

C 32 tuổi, đang muốn lấy chồng. Nàng là trung cấp kế toán, và nàng hoàn toàn tin yêu cuộc sống. Kính nể các bậc lãnh tụ. Yêu nước vô bờ bến. Hôm nọ nàng đã cố gắng nhắn 1000 tin bình chọn vịnh Hạ Long. Nàng cũng huy động cả họ nhà nàng cùng nhắn tin. Nàng là con số 25, và nàng bảo tôi, sao anh không sống một cách bình thường như mọi người và giữ hòa khí với mọi người? Giống y như bố tôi, sao mày không thể sống bình thường đứng đắn như một người tử tế? Vậy tôi có gì không tử tế? Tử tế nghĩa là thế nào? Tôi đã làm gì sai? Tại sao các người cứ muốn phải đạo mạo và được kính trọng? Kính trọng để làm cái đéo gì? C bảo em thấy mọi người Hà Nội rất đáng yêu, sao anh ghét họ? Ở đâu chẳng có người xấu người tốt? Em yêu đất nước yêu thiên nhiên, em yêu màu xanh lá mạ và màu trắng, thêm cả màu tím. Em trang trí blog của em bằng bươm bướm và cúc dây, cùng những cô gái giơ tay hình chữ V và có cặp mắt Hàn Quốc mở to ngơ ngác đẹp mê hồn. Em thích anh Chim Dang Sun. Em có tâm hồn, còn anh thì không. Sao anh không giống như anh K? Em thích mẫu người như anh K, giá như anh K chưa có vợ.

4.

Tâm hồn cái cục cứt. Tổ sư mày, con ngu. Chúng mày là lũ lợn. Vậy mà tao vẫn phải đi gặp chúng mày, và cười nói. Mẹ sư, giá chúng mày biết nghi ngờ chính mình. con người không hề biết hoài nghi chính là một con lợn tự tin. Và một con lợn tự tin thì không có gì để nói.

SƯU TẦM HẦU CHUYỆN

PHIM PHÒ

Posted on


Con maí già nhà mình, hơn tháng nay giở chứng xem phim. Phim mẹ gì của Hàn ý, chiếu tầm hơn mười giờ khuya. Mình ở với nó bao năm chưa bâu giờ thấy tình trạng nầy. Nó thuộc loại sợ chữ, ghét ti vi. Ai đời, cầm tờ báo được 5 phút, đầu đã ghẹo sang bên, nghẻo hẳn. Ti vi còn tệ hơn, chả bao giờ thấy đá mắt ngoài cái dự báo thời tiết xem mai nên mặc gì. Đại để nó là một con rất vớ vẩn, bần nông, buồn cười, khác rất xa so với loại người văn minh cùng tuổi tác và điều kiện. Mình kệ, đi phòng khác, xem cái khác, mặc dù nó cố nài nằm xem cùng cho vui.

Thú thực là mình cũng đéo hay xem phim, nhất là phim An-nam. Phim Tầu – Mẽo thi thoảng ngó tý, cho biết để nổ vu vơ đâu đó khi có dịp. Thi thoảng có vài phim bom tấn Mẽo cũng lẽo đẽo đi rạp xem với con mái trẻ, chủ yếu chỉ để bóp vú cho thỏa sự dâm ô chứ ham hố đéo. Đại khái về khoản phim phò mình rất chán. Ấy thế mà con mái già lại giở chứng mới lạ chứ, xem phim, hehe

Nào đâu đã hết, hết phim cũng hơn 11h khuya mà nó vẫn cứ veo véo thương cho anh này, tiếc cho chị kia, thằng kia ác, đứa kia hiền. Mình kệ mẹ. Mình nó độc thoại trong đêm, hết cơn thở hắt ra phát, khò khò ngay. Hai tháng nay mình bị tra tấn như thế và nghe đâu còn lâu nữa mới thoát bởi phim này dài đến hàng trăm tập. Lạy hồn!

Mấy hôm nay nóng phát rồ, phát dại. Mình béo, chịu nhiệt kém nên lưỡi lúc nào cũng thè ra từ sáng sớm đến quá nửa đêm cho dù con máy lạnh phành phạch hết công suất. Mình gạ con mái già nhà mình, đi đâu hóng gió tý chứ như này đéo chịu được, anh chết. Nó cực lực phản đối, bảo phin đang hay, đi mất theo dõi. Đèo mẹ, chỉ được cái hoắng thôi, đi không thì bẩu? Nó vẫn nhất quyết. Mình dọa, đây đi một mình. Nó vẫn đéo sợ, thách thức. Mình đi luôn.

Khểnh chim nằm hóng gió bể với con mái trẻ mình thấy đời tử tế thật. Con mái trẻ được mình cho đi bể thì yêu mình ra mặt, thõng chân, phưỡn vú, liu riu. Và nó cũng rất khốn, cứ tầm hơn mười giờ khuya là cấm có đi đâu, mình gạ làm tình là chối bay chối biến. Nó vộc mặt vào màn hình ti vi khách sạn xem phim, giời ạ. Vưỡn cái phin con mái già ở nhà hay xem. Địt mẹ, liền bà chúng nó giống nhau quá thể, nhất là cái món phim ảnh dở người. Mình cũng rất phục bọn làm ra những cái phim mê hoặc liền bà. Cứ đà này, tỉ lệ đi đêm ngoại tình hay mang thai ngoài ý muốn nhẽ giảm mạnh bởi chị em tập trung xem phim say mê, hăng hái. Và địt mẹ, mình phản đối ác liệt bọn thối mồm chê những phim đó là phim nội trợ, tạp dề.

Mình giận con mái trẻ, vùng vằng đòi về. Đi để yêu đương, chim chuột chứ cứ cắm mặt vào phim ảnh ti vi thì nước non mẹ. Com mái trẻ dỗ mình, cuối tuần về, phim sắp hết. Mình tặc lưỡi, nóng nên ở lại đấy, chứ không vì sự bướm đoi đâu.

Ơ thế mà phim hết đúng hôm thứ 6 thật. Mình về!

Con mái già điên tiết, đi đâu tuần giời, điện không nghe. Mình bảo đi trốn nóng, hóng gió ở quê. Nó dịu lại, bảo phim hết rồi anh ạ, ở nhà mới em nhế. Thì còn biết đi đâu.

Phim hết, con mái già lặp lại sinh hoạt cũ. Cứ cơm cháo, giặt giũ, phơi phóng xong là nó lỏn lên lầu đánh giấc nồng, mặc mẹ mình loay hoay lọ mọ thức đêm rang cơm chát chít. Mình cũng hơi bâng khuâng, một dạo nó thức khuya véo von thế, giờ tịch sớm hàng đêm, hẫng hẫng là.

TÌNH TŨN

Posted on


on em họ anh – tên Tũn – nom không đến nỗi nào, môi lành, anh thấy rõ, còn rốn không biết lồi nõm ra sao. Thế mà lận đận cái đường tình duyên. Năm tháng trôi đi, đôi vai Tũn nặng trĩu những mối tình vắt qua.

Người ta thường nói theo tình, tình chạy, chạy tình, tình theo, nghe có vẻ trìu tượng, và văn vẻ chứ anh thấy câu này đúng hơn : Tình yêu như con chó, đuổi thì nó chạy, chạy thì nó đuổi, còn đứng lại thì nó sủa gâu gâu. Trong mỗi cuộc tình đi qua Tũn luôn trong vòng xoay đuổi – chạy – đứng yên.
Tũn luôn trong vòng xoay đuổi – chạy – đứng yên.
( Ảnh chỉ có tính chất minh họa )

Kửng là mối tình đầu của Tũn, giai miền biển, cao, to, đen nhưng Tũn bảo không mấy hôi. Yêu nhau đương tuổi sinh viên nên hết mình và trong sáng. Kửng lại mau mồm mau miệng, ăn nói khéo léo. Thấy bảo dưới quê nhà chuyên doanh những thứ đút vào mồm nên tay dao tay thớt cu Kửng cứ gọi là nhoay nhoáy. Tiệc tùng, liên hoan, giỗ chạp, sinh nhật… mình Kửng xăm xắn lo toan. Bọn anh cũng được nhờ. Cụ anh mừng lắm, chết chết cái nhà anh cu Bủng ngoan đáo để, đến chơi thấy việc cứ lăn bổ vào, thế chứ, nhớ cái năm nao Tết nó còn rẽ vào nhà Cụ chơi. Khổ! Cụ anh lãng tai nên cứ nhầm là cu Bủng, lâu đâm quen, cứ Bủng ơi, Bủng ! Bớ Bủng !…

Thành ra, Kửng là người bạn tâm sự của Cụ, Cụ tỉ tê: Mật ngọt chết ruồi, nơi nào cay đắng là nơi thật thà, Cụ là cụ quý anh nhất, nom chất phác lại cùng quê, chả như cái quân đầu đường xó chợ, quân ăn cướp, cha bố nó chứ! Cứ liến thoắng và “ vấp đĩa ” như vậy.

Tũn hãnh diện lắm, ngời ngời hạnh phúc, lo nghĩ tương lai. Anh thấy Kửng – Tũn cũng đẹp đôi, tâm đầu ý hợp, mọi nhẽ, mà nhất là khoản cờ bạc – cờ bạc nội bộ thôi – là anh em họ hàng, bố con chiến nhau. Nhà anh có cái lệ ấy, cứ tụ tập ăn uống xong là giao lưu cờ bạc, âu nó cũng là cái thú, cái ngôn ngữ giao tiếp tao nhã. Tũn máu khoản này nhất mà lại hay được, lắm hôm ù liên tục, quần xắn đến bẹn cười văng miếng rất chân thật. Thắng bạc bọn chúng lại í ới ăn sáng nhá, phở hai trứng. Sư anh! Lúc nào chả thế mà cứ đòi hai trứng.

Yêu nhau lâu đâm cũng chán. Hỉ nộ ái ố đã mấy năm. Dạo mới yêu, lúc nào chả thiên thần mới cả hoàng tử, quần là áo lượt, tóc xịt keo, phấn son xinh đẹp. Giờ nhẵn mặt rồi, cờ bạc còn xắn quần đến bẹn, sáng hẹn đi ăn phở, chưa kip đánh răng, ngáp thối um cả nhà, mắt lồi quên kính… bao cái xấu nó hiển hiện.

Dạo ấy, tiết thu, Kửng đưa Tũn về quê chơi, ý tứ cũng là ra mắt giới thiệu với thân mẫu ở quê. Nhẹ nhàng thôi, không ầm ĩ như cái anh cu Tràng nhặt vợ mang về của bác Lân thuở trước. Tũn hồi hộp lắm lắm, thăm dò, trưng cầu, xin ý kiến cứ loạn xì ngầu lên. Mặc thế nào, đi ra sao, mua quà gì… nói chung là rất nghiêm trọng.

Tũn về quê Kửng trời yên biển lặng, hôm lên, biển cũng rì rào sóng vỗ, rất thơ. Thế mà lòng Tũn trĩu nặng, sóng cuộn trào gào thét, bỏ ăn mất mấy hôm. Hỏi ra, thấy bảo thầy bu Kửng dưới quê chê thẳng thắn lắm. Cụ tỷ thì không nghe kể, đại loại là không ưng Tũn. Tũn tự ái ghê gớm! Dù gì thì cũng gái Thủ đô, đại học chữ to mấy cái. Đã thế thì chia tay ! Tũn tuyên bố chắc nịch !

Bị thầy bu ngăn cản tình yêu với Tũn, Kửng đâm chán, lại không động viên được Tũn. Thế là mối tình đầu của Tũn chia tay trong sự hậm hực và cay cú ! Mọi người lo lắng cho Tũn lắm, sợ thất tình, nghĩ ngợi lung tung không gắng gượng được. Kửng đắm mình trong trò chơi may rủi để xóa mờ dĩ vãng tình yêu của Tũn. Ôi bi kịch !

Cụ anh, lâu không thấy Kửng sang chơi, cắp nón đi tìm, tâm sự nửa ngày, về nhà mắt Cụ long sòng sọc : Cha tiên nhân quân bất nhân bất nghĩa, chân đau chân thối nó đun nước ngâm chân hàng tháng giời, ốm vật ốm vạ nó cũng mua thuốc cho uống. Thế mà tham vàng bỏ ngãi. Con nhà tử tế không lấy, lại đi lấy cái phường du côn. Cha bố nó chứ ! Bớ Bủng ơi là Bủng ! Tũn cũng không vừa gắt um lên : CỤ ĐI MÀ LẤY NÓ !!! Ơ cha bà mày, quân phản phúc, cái ngữ mày á, có chó nó lấy! Bớ Bủng ơi !

Tũn lao vào công việc, hăng say để lãng quên. Tũn bản lĩnh hơn mọi cái sự toan nghĩ của mọi người. Dạo đầu, Kửng thỉnh thoảng vẫn sang chơi, cũng là nhen nhóm hy vọng, cũng là ầm thầm ngắm nhìn và lo lắng cho Tũn. Bắt thay đổi thói quen hàng mấy năm giời ngay một lúc kể cũng khó. Nhiều lúc mấy đứa em Tũn buột mồm, hay anh Kửng quay lại yêu chị Tũn em đ..ư..ơ..i. Kửng khí thế, thèm vào, chúng mày đã thấy ai nhổ bọt đi rồi lại nuốt lại được không. Bố tổ ! Tình yêu mà thằng cu này ví von bửn kinh! Nói nhỡ mồm, anh thấy chú hùng hổ thế thôi, chứ có khi chú làm được !!! Ăn nhau là ở cái Tũn – em họ anh – kia kìa, nó quyết liệt lắm , dư đã quên từ lâu !

Một dạo, anh qua chơi, thấy có thằng là lạ, hom hem như hồi bé còi xương, suy dinh dưỡng. Nom tóp lắm ! Xốn xang chào hỏi, anh ậm ừ, Tũn bẽn lẽn giới thiệu, anh Đỏ – bạn em – ở trên Cế. Anh giật cả nẩy, Ấy chớ ! Họ ! Đèo mẹ ! Gì nhanh thế! Mày với Kửng mới chia tay có mấy tháng? Thì hẵng bạn, Tũn hậm hực. Cụ kéo anh ra góc nhỏ to, con nặc nô, nó đưa giai về nhà ăn cơm. Rõ dơ, vào nhà người ta, có bố có mẹ mà không biết mở mồm chào hỏi ai. Chưa mời đã ăn mà lại còn ăn lắm, dơ! Đúng là quân đầu đường xó chợ ! Không bằng cái móng tay cu Bủng ! Bủng ơi, ới !

Chắc Tũn giới thiệu Cụ cho cu Đỏ rồi nên anh không thấy Đỏ lúng túng. Tại Cụ anh quý Kửng quá nên cứ ác mồm thế thôi, chứ cũng chả có gì. Từ hôm ấy anh thấy Tũn vui hẳn, ra nói vào cười, lại cờ bạc quần xắn đến bẹn cười văng miếng chân thật.

Kửng thỉnh thoảng vẫn đảo qua chơi, gặp Đỏ, hai thằng cứ gườm gườm, như hai con trâu đực mắt đỏ sọc nghênh sừng chực húc . Kửng ra vẻ hả hê, tưởng dư nào, yêu ai, chứ thế này thì… nghe dìm hàng nhau gớm. Đỏ cao tay hơn, cứ dửng dưng rung đùi – thằng này có tật rung đùi, ngồi đâu cũng rung tắp – mày hơn ông cái đếch, chỉ được cái to xác, ông bé nhưng cái ré nó t.o.a .

Bấy giờ, tình yêu đã thấm đượm lắm. Đỏ đã đưa Tũn về Cế chơi mấy bận. Bận nào lên cũng đầy một bao bánh đa Cế ròn khậy, thơm lừng. Cái thứ bánh to như cái nia sẩy thóc, vừng đen kịt bám đầy. Nói thực, được mấy bận đầu còn hứng thú vui vẻ, cả nhà quây quần cờ bạc cắn bánh đa rộp rộp, vừng rơi như chấy khắp nhà. Thế rồi, lần nào cũng đa Cế như cái nia, vừng đen kịt… anh đâm sợ. Cuối tuần mà không thấy Đỏ là anh lại lo nó về quê, hôm nao nó lên lại sái hàm.

Tũn là người có khả năng lãnh đạo. Mối tình đầu tuổi sinh viên nên chưa bộc lộ. Giờ yêu cu Đỏ, yêu cái vẻ yếu đuối, hom hem nên cái tố chất lãnh đạo nó phát tiết ra hết. Nào là anh phải mặc ấm, anh phải quàng khăn thế này này, anh về là phải ngủ luôn, sáng mai phải ăn sáng nhá, anh không được rượu chè, anh phải uống thuốc, anh phải … anh phải …. thiếu nước là chưa thấy nhắc giấy chùi với cả bô biếc thôi. Đến nỗi thím Bưởi nhà anh bảo, mày là người yêu nó hay mày là mẹ nó? Có khi Tũn cũng chả biết mình là ai. Hay là cả hai?!

Dưng cái quan trọng là Cu Đỏ thấy vui vẻ, hạnh phúc, được thương yêu, được chăm sóc. Anh thấy hơi nản tý là vì có cái ăn cái uống anh lại độc ẩm. Lắm hôm chả nhẽ uống một mình, lại rót cốc bia mời Đỏ uống cùng, không có Tũn thì nó còn cố gắng uống hết, chứ có Tũn ở đấy cu cậu lại bỏ mứa, phí của! Về sau anh phải hỏi trước, uống thì rót, không tớ chén một mình, đỡ phí! Đỏ có cái tướng khổ, ngồi ghế thì đùi rung tắp, thế thì có mà rơi hết lộc, mà lại như thể lòng bất an, nhấp nhổm. Ăn thì xuýt xoa, xì xụp, giống kẻ đói ăn lâu ngày gặp bữa. Nom tướng thế thôi, chứ Đỏ là thằng giỏi, cả chuyên môn lẫn kiếm tiền. Hàng tháng mèng mèng cũng phải 1,000 Ố Bá Mà, bố khỉ, gấp mấy lần anh, anh chỉ được cái bốc phét là giỏi.

Rồi cũng phải tính đến chuyện cưới xin, chồng con, Tũn chưa già nhưng cũng chả trẻ. Đỏ rủ rỉ, cưới nhau xong về Cế, Bu Bá anh cho sào ruộng phần trăm gần nghĩa địa, dựng nhà khỏe chán. Chứ ở phố thị mướt mùa cũng không mua được nhà. Tũn giẫy lên : Điên àh! iem học thông ngôn về đới làm gì? Chả có nhẽ bán bánh đa cho du lịch Tàu á? Đỏ trấn an : Bá anh quen mấy chú cán bộ, kiểu gì chả xin được em vào Ti to, Sở lớn. Gì chứ ở Cế anh đếch sợ đứa nào ! Anh thề đấy !

Tũn lo lo là, nghĩ ngợi lung lắm. Thêm cái, chị em Tũn vào hùa : Có dở hơi mới bỏ Thủ đô về Cế ở nhá, thế là dại, là không biết tính toán, là thụt lùi, là… là… Nghe nhức hết cả đầu, đúng là hiệu ứng đám đông. Kinh phết! Tũn vớt vát : Thì đang tính ! Không tính toán gì hết ! BỎ ! Ngày nào cũng thế, 5 con thị mẹt, mỗi đứa nói một câu, đồ dở hơi, đồ nhà quê, đồ Tũn Cế… BỎ ! BỎ ! BỎ ! Nói nhiều đâm ra Tũn mất hết tinh thần bảo vệ tình yêu. Dần dần ngãng ra. Thế là cả hai chia tay trong tiếc nuối.

Lần chia tay này nghe có vẻ yên bình hơn lần trước. Kinh nghiệm có khác. Cứ như không !

Sau đận ấy không lâu, anh lại thấy có thằng là lạ ở nhà, cao to đẹp giai, mỗi tội mặt mũi như chiến trường chịu nhiều bom đạn. Ôi những đồi hoa sim! Chuyện nhỏ! Em họ anh cũng thế! Tũn nom phởn lắm. Bắng nha bắng nhắng: Anh Hòn, bạn em, giai thủ đô, làm ở Sở Cẩm – chuyên dẹp bọn chích choác, đĩ bớp. Èo ! Thật á ?! Con này khá ! Thế chứ ! Quen đâu? Anh giai bạn iem, học cùng lớp thông ngôn, ngặt nỗi ít hơn iem 1 tuổi. Quan trọng đếch ! Nom cũng cũ như mày !

Mấy chị em nhà Tũn cũng tí tởn ra mặt. Đi dạo, sinh nhật, liên hoan, tiệc tùng, ôkế … tuyền đầm 3, đầm 4, gặp mấy anh giao thông điếc lòi, mù tịt. Anh Hòn iem cầm lái mà lị ! Về nhà vẫn còn toang toác, ối giời ôi, hôm nay nhá, lúc ở cái đoạn ấy nhá, em thấy 2 thằng giao thông chạy ra tuýt còi, iem sợ quá định nhảy xuống, thì mới nhớ ra anh Hòn nhà chị Tũn cùng ngành. Hehe chuột nhắt vẫn là chuột nhắt!

Các em Tũn bé giờ mới được ăn sái cái đặc ân của anh em Sở Cẩm nên phấn khởi mất mấy ngày. Cũng chả nói đâu xa, mấy anh em trai tráng cũng thấy vui lây, sau này, nhỡ ra, đường xá có em nào nó lừa lọc, dụ dỗ vào nhà nghỉ, khách sạn hiếp đáp bọn anh, chắc cũng chỉ trông cậy được vào chú Hòn thôi, Hòn ợ !

Cụ anh vẫn thế, chua ngoa và cay nghiệt : Cha bà nó chứ, vào nhà người ta lừ lừ như quân ăn cướp. Mặt rỗ như cái rổ ! Sau, cụ tuyền chửi tắt – Cái thằng mặt rỗ !

Nhưng anh vẫn thấy có cái gì đó khang khác, gờn gợn ở phía Tũn. Hòn là dân Sở Cẩm, nói to, quát nạt, ra lệnh quen rồi. Nên với Tũn cũng thế, yêu là yêu chứ nói là phải nghe. Lại điệp khúc phải, phải… nhưng lần này không phải Tũn: Em phải ngủ sớm, đánh bài ít thôi, em phải ở nhà, mai anh đi đánh án một tuần… Mà cái giống đời, thằng hơn tuổi nói còn nghe được chứ đằng này lại thế thì Tũn đếch chịu được. Mới đó mà trật tự thay đổi ngược hẳn.

Đâm ra, Tũn lại thấy nhơ nhớ cu Đỏ – Vừa hơn tuổi mà mình lại quát được. Hiệu ứng đám đông lại được phát huy. Úi giời, dân (bắt ) tệ nạn á, kinh lắm, đêm hôm đánh án, có khi hàng tháng giời, rồi còn tai nạn nghề nghiệp. Chả may, bắt được thằng xì ke hay con bớp nào nó cú, nó nhẩy vào cắn cho cái cũng chết. Thôi, lại BỎ Tũn nhá ! Chết cười ! Nhớ có hôm nao, bầu đoàn thê tử đi rống Ôkế, lúc thanh toán chị em đi vệ sinh gần hết, còn lại mấy người anh bảo: Canh ti. Hòn nhanh nhảu : Hôm nay để em chi ! Mới đánh án ! Anh khuyên can: Thôi chú cứ để canh ti, nhỡ sau này chúng mày bỏ nhau rồi lại biết thế, tiếc của. Thế mà hôm nay ứng phết. Không biết tại anh có tài dự đoán hay là độc mồm độc miệng. Thôi anh nhổ bọt rồi, coi như anh chưa nói.

Tũn bị hẫng mất độ 1 tháng. Lại bấn loạn cả lên, ế rồi! ế rồi! Mấy đứa em thi nhau giới thiệu, tuyền trọc phú ven đô với “rân” chơi sành điệu. Có thằng đến rủ Tũn đi chơi, chém : nhà anh mấy mẫu đất, cò bay mỏi cánh, rơi xuống ruộng lả tả, iem mà lấy anh về có mà ăn vã cả đời cũng không hết. Loanh quanh chỉ có vậy, chuyện nhạt đếch tưởng, đi chơi có mấy bận mà bận nào Tũn cũng phải mang theo lọ muối. Còn có thằng chán đến nỗi hẹn hò đi chơi lúc chập choạng tối, thế quái nào mà đến lúc gặp lại bẩu anh ăn cơm rồi, mẹ bẩu nấu ăn sớm mà đi. Ôi vãi !

Thế rồi bận đó, cuối tuần cả nhà xôm tụ, anh thấy loáng thoáng ai như Cu Đỏ đang lúi húi rau cỏ trong bếp. Anh tưởng mình mắt toét, cứ ngoai ngoái nghi ngờ. Ra chiều hiểu ý, Cụ anh tặc lưỡi, ối dào, lại cái quân đầu đường só chợ, cái quân thủng nồi trôi rế, thùng bất chi thình, cha tiên nhân nhà chúng nó chứ.

À, ra vậy, phen này Tũn định về Cế?! Loanh quanh lại quay về máng lợn, thôi thế cũng tốt, còn hơn mấy thằng bán đất ven đô lắm tiền nhạt thếch. Tũn mà đi chơi với chúng nó chỉ tổ tốn muối.

Sau sóng gió này, Tũn – Đỏ ra chiều quyết tâm lắm, thuê nhà cũng được. Đỏ rút kinh nghiệm chả dại mà rủ Tũn về Cế cất nhà nữa. Tũn như được là chính mình, quần lại xắn đến bẹn cờ bạc văng miếng chân thật. Đỏ cũng dễ tính. Tũn thỏ thẻ, iem nấu ăn vụng lắm, sau rồi dư nào? Không sao! mình đi ăn tiệm, mấy lại anh úp mì ngon cực. Năm thị mẹt vẫn chê tợn, mày cứ nghĩ kỹ đi nó là nó tốt tính thật, dưng mà cái cây không tốt thì có cho con giống tốt được không? Anh í bảo là tuy bé nhưng cái ré …nó toa. Phét đấy, mày đã sờ, đã nhìn thấy cái ré đấy chửa? Tũn cúi gằm lắc đầu. Đấy ! Thấy chưa?

Tuy vậy, Tũn – Đỏ vẫn khăng khít lắm. Nàng như là nhà thơ, còn chàng là họa sỹ, mơ tưởng vẽ lên cuộc sống tương lai nhiều hứa hẹn. Mọi thứ tưởng ổn cả để đi đến đoạn kết thì xảy ra biến cố. Cái đận ấy anh chị hay giận nhau, Đỏ nhiều lúc cũng chán nản vì Tũn thì hay làm mình làm mẩy, dỗi hờn, cấm cẳn. Gì thì gì, Đỏ cũng còn có sĩ diện. Đi làm thì các em nó ngưỡng mộ, thần tượng, mỗi tháng 1,000 Ô Bá Mà cơ mà, vậy mà lúc bên Tũn, hết anh phải, anh phải… thì lại đỏng đảnh khó chiều. Đỏ xuôi vào vòng tay em nhân viên cấp dưới lúc nào không hay. Tũn tình cờ phát hiện được. Với lại con em Tũn trước làm cùng, biết rõ con bé ấy, thấy bảo bao nhiêu cái xấu của đàn bà, con gái là nó gom tất, đóng phim ma không cần hóa trang. Tũn cảm thấy ức chế, tổn thương ghê ghớm. Lần này thì có mà ngải cứu !

Hài nữa là mấy hôm sau, Đỏ quay lại bảo, điện thoại anh hỏng, cái kia em không dùng thì đưa anh – cái điện thoại mua theo cặp hồi yêu đương. Năm thị mẹt thất kinh ! Sao lại thế được nhỉ? Nó đâu phải là người dư thế? Tũn hiểu biết : Anh ấy là người hiếu thắng ! Anh thì nghĩ có khi Đỏ muốn Tũn sớm quên nên mới làm như thế. Dù sao cũng là hạ sách, cũng phải lấy chỗ đi lại chứ. Đoạn tuyệt thế mà lại hay gọi điện cho mấy đứa em Tũn, hỏi thăm bâng quơ, dạo này sao, dạo này thế nào… Hôm đó, anh đi làm về thấy Đỏ đến chơi tự lúc nào. Vợ anh sửa soạn cơm rượu, anh có chai rượu Tây người ta cho, bỏ ra mời Đỏ. Tưởng chỉ làm vài tuần, thế mà hai anh em bú ác, vèo cái đã cạn róc. Đỏ bảo, em uống được nhưng trước đây cứ ngại, rồi lại rưng rức : Em tiếc lắm anh ạ. Thôi, số rồi chú ạ !

Ôi ! Tũn nhà anh, cơ khổ ! Yêu vắt từ hồi sinh viên qua đi làm, nay đầu ba đến nơi rồi mà vẫn quẩn lắm. Thằng cu em họ bảo: chị Tũn không cho mình cơ hội, cứ vội vội vàng vàng, đâm chả ai ra hồn. Anh bảo Tũn : Mày dở lắm ! Nom có đến nỗi nào đâu, thấy giai là cứ phải từ từ, cứ õng ẹo một tý, à ơi một tý kiểu gì chả vớ thằng ngon. Giống như thợ săn và con mồi ấy, lấp ló một tý thì mới biết thợ săn giỏi. Ai đời, thợ săn chưa kịp giương cung đã chạy ra chỗ rộng để thợ săn dễ nhìn. Anh họ anh còn chua hơn bảo: Nó á, thợ săn bắn trượt nó còn bay theo bắt cung tên gí vào tim mình á. Ối Tũn ! Thương thương là !

Sóng gió qua đi, Tũn lấy lại cân bằng nhanh, kinh qua mấy cuộc tình rồi nên chuyện vặt. Vả lại, cuối tuần xôm tụ, giao lưu cờ bạc nên Tũn cũng thấy vui. Đen tình đỏ bạc mà! Bẵng đi một thời gian, thấy Tũn đi về thất thường, bí ẩn. Mấy đứa em thì thầm, hình như chị Tũn lại có người yêu !

Tũn có người yêu thật! Nhưng chả bắng nhắng như trước, ầm thầm và cảnh giác. Tũn sợ cái hiệu ứng đám đông của 5 thị mẹt và thấy đồn là “ đối tác ” sống nội tâm lắm, nên gặp “ bão ” nhà Tũn là hoảng.

Hôm sinh nhật thằng cu con chị gái Tũn, anh đến, đoán ngay. Tũn ra chiều hiểu biết giới thiệu – như dân kinh doanh giới thiệu sản phẩm – Anh A, chị B anh biết cả rồi, còn đây là anh C chồng chị D, còn thằng cu này là con anh E với cả chị F, con bé con này con anh G và chị H. Yêu nhở ! Giới thiệu với mọi người đây là anh Sỏi bạn em. A Cu Sỏi! nghe tên đã thấy rắn rỏi, mạnh mẽ rồi. Lúc Tũn giới thiệu, Sỏi gật đầu lia lịa, như bổ củi, nhưng chắc cũng chả nhớ được mấy.

Sỏi là đệ tử của cụ Nguyễn, yêu những cung đường, những vùng đất mới, con người mới. Anh thần tượng cái nhóm người này lắm. Thỉnh thoảng họ lại tếch lên Tây Bắc, khi Mèo Vạc, Lũng Cú, Mù Căng Chải… khi lại biển xanh cát trắng. Có thằng đêm hôm nghe điện bật dậy, tất tả lên đường, vợ sụt sùi khi nào anh về. Ôi những con người phóng khoáng và tự do !

Thích là vậy, nhưng anh không thấy hợp lý – hay tại anh vợ con sớm nên không thoát ra được cái vòng luẩn quẩn đời thường? Làm sao mà có thể bỏ vài ngày, có khi hàng tháng giời, đến những miền đất mới, tối tối trai gái lều bạt giữa mênh mông đất trời ngoan ngoãn và trong sáng. Ối anh lại nghĩ bậy rồi ! Thể nào mà anh không đi phượt được !

Tũn hứng khởi lắm, cũng ba lô, lều bạt, túi ngủ… theo Sỏi trên những cung đường.
Sau những sóng gió tình yêu, Tũn đã biết thay đổi …

Sau mấy lần phượt về, anh thấy Tũn khác lắm. Tối tối không còn cờ bạc xắn quần đến bẹn, thay bằng đọc sách nấu ăn, cắm hoa, thêu thùa, may vá. Ăn uống cũng nề nếp lắm, không còn đầu gối quá tai, húp canh xoàm xoạp, hay ngửa cổ súc miệng òng ọc rồi nhổ toẹt trước của nhà như trước. Anh đâm hoảng, hay đợt rồi ngã ở cao nguyên đá Đồng Văn? Khám chưa? Em phải thay đổi thôi anh ợ, không thi toi, Tũn bảo thế.

… làm mới mình để phù hợp với sở thích mới…

Khổ thân Tũn, giờ mới nhớ, hôm rồi anh em cờ bạc, Tũn ở nhà ngồi cạnh xem, trều dãi, thương lắm. Anh bảo thôi mày lên gác nghỉ đi không lại mất công toi cái sự cố gắng gần đây.

Sỏi vẫn là một ẩn số, hắn ít nói và cũng kín tiếng. Trái ngược với sự quảng giao, bặt thiệp của dân đi nhiều. Nhà anh thì vẫn vậy, xôm tụ và cờ bạc. Chỉ có điều từ nay thiếu Tũn. Đừng cố em ạ, khi nào không gồng được thì buông! Khổ mấy!

Tuần trước đã thấy hai nhà gặp gỡ, đánh chén nhiệt tình và vui vẻ, con em Tũn còn phải đạn dược sau nhà. Sao Tũn ế thì lo lắng, mà sắp lấy chồng rồi ai cũng lo lắng hơn. Hy vọng mọi người nhầm, đằng sau cái vẻ bề ngoài xù xì là một tâm hồn cái tính.

SƯU TẦM HẦU CHUYỆN

THỂ DỤC SÁNG

Posted on


Bốn rưỡi, dân đi bộ ở biển bắt đầu túa ra khỏi nhà. Nam phụ lão ấu, thanh xuân bẻ gẫy sừng trâu đến trai tráng mổ bò đều có. Lý do: Khoẻ.

Một nam cỡ năm mấy đi với một nữ mặc đồ bộ thì đích thị là vợ chồng. Đi sát lại mà nghe. Nam: Đi nhanh lên chứ, đi thế sao giảm mập được. Nữ: Bác sĩ nói đi bộ nhàn tản và hít thở khí trời là điều quan trọng, có phải vận động viên đâu mà xăm xăm. Nam: hết chuyện đi nghe mấy tay lang băm. Nữ: Bác sĩ chứ lang băm gì. Nam: Hít thì cần gì đi, đứng trên lầu mà hít…nói qua nói về thể nào nữ cũng mặt một đống. Nam chán nản kéo lê cuộc đời nô lệ không dứt ra nổi trong vài chục năm nữa.

Nữ đi riêng dễ thường có bồ. Đi cho đẹp ngõ hầu vừa lòng đấng…nam nhà hàng xóm. Nữ này đi thoăn thoắt, quyết tâm tăng vòng 1 vòng 3, giảm vòng 2. Nhưng do thiếu “hướng dẫn trước khi dùng” nên nhiều người lãnh hậu quả ngược, vòng 1 tăng nhanh hơn 2 vòng kia, hoặc giảm mỗi… vòng cổ. Lâu lâu, nữ này dừng lại nhắn tin hoặc làm hẳn 1 cuộc “toạ đàm” trên hành trình đi bộ, đến khi nắng vàng ệch mới lững thững về, vừa đi vừa tủm tỉm, sướng hết 1 ngày.

Có nhiều người đi bộ nhưng “ăn độn” món khác. Kẻ ra chỗ thoáng đãng bắt đầu bài tập thể dục được phổ cập nhoáng nhoàng từ cấp II. “Vươn thở…một…hai…ba…”. Có người đứng luyện khí công “Dồn hơi xuống đan điền, quán tưởng một luồng khí từ đỉnh đầu”. Có người tập Suối nguồn tươi trẻ “Đứng trụ hai chân, lấy hết sức đánh mạnh hai tay ra sau…”. Nhưng “ăn độn” nhiều nhất là môn thể thao Cua. Môn này do phái Mobifone, Vinafone, Vietel…đồng sáng lập. Tập thành công ngón tay cái (dùng để soạn tin nhắn) to như cái càng cua.

Có chị đi bộ nhưng trang điểm rất khiếp, môi đỏ như môi châu chấu, mặt trắng như cái Nhi. Tuy vậy, chị ngây thơ, tốt tính, ai cũng khen em dạo này xinh nhể, thế là sướng, cứ sáng sáng đi lượm lời khen về ăn dần trong ngày

Đi thành nhóm là những đồng nghiệp hoặc hàng xóm. Câu chuyện của họ không nói về 1 lãnh đạo nào ngu thế không biết thì đến lão chồng cô X. chả làm ra đồng nào mà tinh tướng, đến ả Y. mặc đồ như đồng bóng…khó đi chệch quỹ đạo này.

Đi bộ thực sự có khoẻ không, có giảm béo không và đi thế nào mới đúng có lẽ là “câu hỏi lớn chưa lời đáp”. Nhưng thế giới đi bộ cực kỳ thoải mái về tinh thần.

Tôi không đi bộ, sắm chiếc xe đạp dào dạo chơi. Thấy một sếp quen đi bộ bèn bảo lên đây em cho quá giang. Hôm sau thấy sếp ấy đã sắm một con xe giống mình đạp lai rai. Gặp chỗ dốc hoặc ngược gió, sếp hì hục gặm từng khúc đường, chắc trong lòng nhớ đến mỗi cái tên mình với sự thù hận cao độ.

Có một quan rất mập. Quan này ra đường chỉ làm mỗi một việc là dập tắt niềm hy vọng giảm vòng 1 của dân đi bộ, bởi quan ôm hẳn 1 thùng nước lèo trước bụng. Tôi đạp xe qua bảo đi xe đạp đi anh, đi bộ không ăn thua. Quan hổn hển trả lời: “Anh…hông…ạp…nổi”. Vậy anh đi siêu âm chưa. Chi vậy. Em nghĩ không sinh ba thì cũng sinh tư, siêu âm để biết giới tính. Quan méo mó cười, muốn đánh tôi nhưng không đủ sức nên giơ nắm đấm ra doạ. Lại nhớ có ông làm rớt tờ 200 ngàn mà không thể cúi được, đường vắng, tôi chưa chạy đến nhặt dùm kịp, gió thì to, ông ấy phải …nằm xuống nhặt đấy.

Dễ thương nhất là một chú chó đi cùng ông chủ. Chú lông xù, vừa mập vừa lùn, màu nâu pha trắng. Chủ đi 1 tiếng, chú chạy lon ton một tiếng. Thói đời, một người đàn bà đi bộ với chó xù sẽ bị dè bỉu là phù phiếm, nhưng cũng con chó ấy mà đi với đàn ông thì lên giá cả hai. Người đàn ông được khen tình cảm, chú chó cũng được khen biết chọn chủ.

Phan Thiết là một thành phố đang có nhiều khu dân cư hạ tầng đã hoàn thiện gồm cây xanh, đường đi, điện…nhưng dân chưa đến ở do…giá đất chưa cao. Đây là nơi thể dục cực tốt. Lộ trình khoảng 10 km. người khoẻ có thể đi hoặc chạy 1 vòng vào mỗi sáng, hôm nào có tiền…đổ xăng, họ có thể chạy 3 vòng. Khoẻ re. He he.

NGUỒN: KIM OANH BLOG

THƠ HÀI BẢO SINH

Posted on


Thơ Bảo Sinh nhiều người biết, nhiều người xem như một Bút Tre mới. Mình đọc 1 câu từ nhà anh Nguyễn Trọng Tạo, thấy buồn cười, đem về vài câu để bà con thư giãn ngày cuối tuần.

-Muốn so thơ dở thơ hay
So bồ của họ biết ngay thôi mà…

-Suốt đời chỉ yêu một người
Bệnh ấy còn nặng gấp mười ung thư

– “Nghe bồ đọc thuộc thơ ta

Sướng hơn được giải gọi là nobel”

-“Về thăm chiến địa Điện Biên

Ngậm ngùi tiếc thủa tráng niên qua rồi

Ngày xưa kéo pháo băng đồi

Nay không kéo nổi qua đùi chị em”.

-“ Lý của vũ trụ không lời

Sách là sai đúng của người viết ra

Không sách ta chẳng thành ta

Không xé sách cũng không ra con người”…

-“Đọc quá nhiều sách vào mình

Không tiêu hóa được cũng thành ung thư”

-Làm thơ anh chỉ nghiệp dư
Hội thơ chuyên nghiệp họ chưa cho vào
Yêu em anh cũng nghiệp dư
Hội yêu chuyên nghiệp họ chưa cho vào!

-Đêm nằm nghĩ mãi không ra

Tại sao thằng ấy lại là nhà thơ

ĐẠI GIA

Posted on


Gặp đại gia, mình hào hứng, anh anh mua cái xi líp của em X đi, đang đấu giá đấy để rồi được ăn trưa với người nổi tiếng. Đại gia lườm mình, mặt lạnh như cứt ngâm bảo anh chỉ lên giường vơi người nổi tiếng thôi, ăn trưa tức bụng lắm. Mình chán hẳn, nói vớt, tưởng anh thích. Ừ thì đé-o ai mà chả thích, dưng anh thích là phải nhích cho được, không phí cái thích của mình đi. Ôi, anh đúng là đại gia thật.

Một tối, đại gia gọi lên nhà hầu ruợu. Thật là vinh hạnh. Đại gia bảo mày chả được cái tích sự đé-o gì, chỉ có rượu mới hót là giỏi, dưng thế mới hay, anh thích. Bữa rượu của đại gia tưởng thế nào hoá ra chả có mẹ, mỗi tẹo rau sống, tí sa lát trộn, vài miến cá hồi nướng nhưng rượu thì quả có kinh, chai bầu, chai nhọn la liệt, tuyền chữ Tây làm cho mình vốn sành về đớp hít cũng đé-o biết Tây nào là Tây nào.

Đại gia tự tay rót rượu mời mình. Ấy chết, ai lại thế, anh để em. Mày biết đé-o gì mà rót, rượu nhà anh uống phải có thức, có kiểu, hiểu chửa? Vầng, anh dạy phải, ngữ đớp hít thô tục như em thì biết thế đé-o. Mỗi chai, đại gia rót mỗi người một ly, rồi lại chuyển sang chai khác và rót cũng thế, thi thoảng lại đổi ly uống cho phải kiểu. Thú phết nhưng xong một lượt đã thấy lơ mơ như đang đi tơ. Mình hỏi anh có gì dạy bảo hay khiến sai, đại gia khà khà, mày chưa đến tuổi, rượu thôi.

Rượu sắp tàn thì một em xinh như Tây lai, tơ trẻ như măng thư thái đi vào, vai đeo túi Xi-Cây da, nước hoa thơm ngào ngạt. Em gật đầu, nhoẻn miệng cười tươi với mình rồi nói khẽ , chào anh rồi vòng ra sau ghế quàng vai đại gai hôn cái chụt phát lên má. Hình như em mới đi chơi đâu về. Đại gia cười mãn nguyện nhưng chẳng giới thiệu là ai, em mở tủ lạnh lấy chai nước suối, chân đi kẻ chỉ, thủng thẳng lên lầu. Đại gia có khác, con cái xinh đẹp, quý phái đến thế là cùng. Mình nghĩ bụng.

Đại gia bảo uống tuần rượu cuối cùng nhá, thượng hạng lắm, rồi cong đít móc ở gầm tủ bếp đề co theo lối Tây ra một hũ rượu đen kịt, tiện tay móc luôn trên chạn hai quả cốc sứ cổ kính, rót nắn nót, nâng niu. Rượu thơm phưng phức mùi thảo dược, ngầy ngậy mùi quý hiếm giống nòi động vật. Mình không hỏi, ngửa cổ ực phát hết ngay. Hảo tửu! Nhìn đống rượu Tây la liệt trên bàn, thấy chúng hoa hoét và vô duyên đến lạ.

Đại gia rót cho hết ly này đến ly khác, tợp, khà khí thế sung mãn lắm. Mình can bảo thôi anh, em say rồi. Đại ca bảo, không ép, nhưng để anh uống. Mình xin phép rồi lảo đảo ra về. Khật khừ ra cổng đã thấy em đứng đó nhún nhẩy, áo hai dây, quần soỌc bó háng trắng ngần, tai cắm phôn dây bé tý. Mình chào, bảo anh về nhé. Em gật. Mình hỏi với, em là con gái đại gia à? Chẳng thấy em nói gì, tay xèo lên vẫy vẫy. Tiếng đại gia trong nhà vọng ra, em ơi, đi tắm chưa? Nghe vang lắm.

Mình nhớ hôm nay là sinh nhật đại gia, lần thứ 53.

SƯU TẦM ĐÓ ĐÂY

ĐẠI HỌC…

Posted on


Pín em đây từng học ĐẠI HỌC cơ đấy, ô hô….
Cơ mà em không có bằng tốt nghiệp lớp 12. Các bác sẽ hỏi sao chưa có bằng 12 lại đi học Đại học được?.

Hỏi như thế có nghĩa là rất ngu và các bác còn gà lắm. Ở thiên đàng xã hội chủ nghĩa ta đây, việc gì cũng có thể xảy ra được, miễn là có xiền !!! Tin em đi.

Một hôm em đang ngồi uống diệu đầu ngõ thì thằng cùng làng tên Tam Sách đến hỏi em có muốn học Đại học không? Pín em tý sặc diệu mà chết. Em nói tao đéo có bằng 12, đại học cái đầu buồi. Nó nói ba triệu rưởi xong luôn, khoa Luật trường đại học Xã hội cái đéo gì Nhân văn í. Tại chức, dĩ nhiên.

Ok chơi luôn vì sáng diệu lòng lợn rồi ra cổng làng hút thuốc lào, uống chè bồm rồi về ăn trưa, rồi chiều lại ra bắn thuốc lào, uống chè bồm cũng buồn. Mà đây lại được tiếng đại học, đừng có đùa nhé !!! Các bác lưu ý ba trẹo rưởi cách đây 10 năm khác ba trẹo rưởi bi giờ nhé, hé hé…

Vậy là em thành sinh viên đại học tại chức khoa Luật trường đại học Xã hội cái đéo gì Nhân văn. Còn thằng Tam Sách cùng làng quả nhiên là thần thông quảng đại. Sau một tuần mang đến cho em cái giấy phô tô bằng tốt nghiệp lớp 12 của HÀ TÂY. Em hỏi giấy phô tô đéo tính, bằng tao đâu? Nó nói không cần, phô to công chứng có giá trị như bằng thật.

Quả vậy, em nộp vào cùng với hai triệu ông Cụ tiền học lần 1. Thày giáo nhận tiền cười hê hê hê. Vậy là em thành Sinh viên trường cái đéo gì Nhân văn, ô hô..

Ông già em lập tức về quê, thịt 1 chó 2 lợn hoặc 2 chó 1 lợn em không nhớ rõ, tuyên bố với họ hàng rằng thì là mà thằng Pín giờ đã vào đại học, chớ có đùa !!! Diệu vào lời ra tranh nhau nói. Một ông họ xa lắp bắp lăn tăn về việc em chỉ có bằng lớp 8 suýt nữa bị ăn cả cái bát vào mồm, he he. Tóm lại mọi người vui vẻ cả, còn Pín em bắt đầu cuộc đời sinh viên trường đéo gì Nhân văn. Nói ra từ này ngượng lắm, thưa các anh các chị.

Lớp em có cả trăm người, toàn bác râu ria hoặc các chị đứng tuổi, cũng có vài bạn trẻ nhưng không nhiều. Các bác ý té ra là được cử đi học, không phải chạy chọt như em, phần lớn đang làm cơ quan nhà nước. Ở trường thì lành nhưng ra cơ quan có khi hét ra lửa!

Bọn em học 10 ngày đầu tiên của tháng, tức từ mồng 1 đến mồng 10, sau đó chờ đến tháng tiếp theo lại thế, học cả ngày. Sáng em vưỡn diệu lòng nhưng sớm hơn xưa vì phải đến trường Đại học, khiếp không? Phì hơi rượu quanh lớp cũng là một thú vui.

Giờ nghỉ trưa bọn em đi ăn chung nhau theo từng hội. Hội diệu. Hội cùng tỉnh. Hội cùng bộ. Hội cùng cơ quan. Hội đồng niên. Em tất nhiên vào hội diệu, khoảng 7 thằng, trưa nào cũng thế, bọn em uống hết vài chai.

Môn học đầu tiên là môn TRIẾT HỌC. Ái chà chà. Đầu tiên em học hơi chăm, nhớ mang máng rằng giáo sư nói cái đéo gì đó mông lung lắm, và rằng con gà đéo gì quả trứng hay ngược lại? Cứ thế mất mẹ một tháng. Mong các bác lưu ý rằng em là dạng chăm học lên mới nhớ được tên môn học, dạng xuất sắc thì nhớ được môn học và thêm tên giáo sư dạy môn đó, bọn lười thì chả nhớ cái đéo gì cả!!!

Sau đó đến môn lịch sử đảng, rồi kinh tế chính trị, rồi chủ nghĩa xã hội khoa học, luật La mã, rồi cái đéo gì nữa ý, em quên rồi. Thật là vãi cứt, chết khiếp đi được. Bọn làng em gặp em ở quán diệu lòng cứ gọi là há hốc mồm ra mà nghe em thuyết. Lũ vô học đó trước tới nay chỉ tuyền nghe chuyện địt nhau giờ được mở rộng tầm mắt. Vâng, thưa các anh các chị, cứ gọi là há hốc mồm ra nghe em thuyết …

Em thường tập trung học vào buổi sáng. Trưa diệu xong là em ngủ. Làng em có câu “CĂNG DA BỤNG, CHÙNG DA MẮT” nên em vào lớp là ngủ. Giáo sư nói gì kệ mẹ. Đầu tiên em ngủ gục xuống bàn, sau thấy không tiện nghi nên em chui xuống gầm bàn ngủ. Ở cuối lớp luôn có 2 cái bàn không có ghế nên em chui xuống đó ngủ. Hôm nào say quá em nôn ở bên này thì lại dịch sang bên kia, kê viên ghạch gối đầu, dặn bọn hàng ghế trước nếu có đứa mới đến thì bảo nó cẩn thận không đạp phải mặt.

Giáo sư cầm cái micrô với 1 đoạn dây dài 2 mét nên chỉ nhồng nhồng quanh 2 mét đó như con chó bị xích. Phải công nhận nằm phê phê nghe giáo sư giảng bài à uôm, à uôm vào ra phết.

À mà địt mẹ bọn giáo sư phát, chúng mài cứ đọc như tụng kinh thế thì bố thằng nào mà chả buồn ngủ ?

Em học được gần 2 năm thì bùng vì phải nộp tiền. Hồi đó em túng, mấy lại biết gì đâu mà thi? Thêm nữa cái tiếng hão đại học không làm em no bụng. Gì thì gì, cả làng đã biết em đi học đại học Xã hội cái đéo gì Nhân văn rồi. Mấy lị cái bằng giả khiến em không yên tâm. Em bỏ phắt.

Nhưng đừng có đùa với em, thỉnh thoảng kể chuyện gì, em thòng thêm câu “Cái thời tao còn là sinh viên, choác choác choác”, nghe phê hơn hẳn, hố hố…

Sau đó vài năm gặp lại một thằng học cùng, nó nói mày bỏ thế lại là cao, đến lúc sắp tốt nghiệp bọn nó bắt nộp bằng xịn. Đến gần nửa lớp không có bằng 12. Mẹ chúng nó.

Đến giờ em cứ băng khoăng cái câu ” dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”. Nó đúng với ai chứ đéo đúng với Pín em. Bởi em bỏ mẹ nó lâu rồi.

SƯU TẦM

HÀ NỘI – LÀNG

Posted on


Tác giả: Hân Võ (viết Note trên facebook).

Một mình từ Xì Gòn ra HN, 00:10 AM, sân bay quốc tế Nội Bài chào đón Hân bằng một cơn mưa nặng hạt, thế nhưng chưa ấn tượng bằng 1 rừng các bác tài xế taxi đủ mọi thương hiệu chèo kéo, mời gọi đến tận cửa sân bay, với đủ loại giá. Ký ức hiện về, Hân nhớ cách đây 7 năm, lần đầu tiên vào Xì Gòn, bến xe miền Đông cũng đón tiếp mình y như vậy. Chợt nhớ Xì Gòn khủng khiếp, nhớ cái trật tự như mặc định của sân bay Xì Gòn.

Một hồi định thần cũng mò đến được cái xe của sân bay (Một bạn ở HN mách cho cái dịch vụ xe cộ này của sân bay). Leo lên nó chở thẳng về trung tâm thành phố (cách ít nhất cũng 33 km ) . Đi mãi, đi mãi… Hân vẫn chỉ thấy 1 màu đen thui, đèn điện lờ mờ, xe cộ lác đác…Giống y vẫn còn ở quê. Hân: Bác tài ạ, sao đi mãi mà chưa đến nơi nhễ? / Bác tài: Đã đến nơi rồi đấy thôi, xuống đi nào! / Hân: @@. Trời ah! Đã nghe HN ngủ sớm, nghỉ sớm mà vẫn không thể hình dung được giờ này (1:30AM), Hân có thể đứng yên trong bóng đêm tĩnh lặng ngay tại trung tâm HN. Wow…..

Bà Cherry + bồ của Cherry đón và chở Hân đi ăn, đi dạo! Ăn xong thì đi vòng vòng ra chợ (gần cầu Long Biên) mua trái cây về KS ăn. Đi đến 1 đoạn đường, Hân: Ái!!Sao anh chở tụi em vào hẻm làm gì thế!? Hẻm cụt ah!? Tối thui nè!… / Bồ Cherry: …… / Hân: Óa, nó là 1 con đường, hổng phải hẻm . Hóa ra đường xá HN bé tí hi, lại tối, làm Hân lầm hàng, nghĩ đó là cái hẻm cụt ).

Mệt quá! Về KS ngủ! Mai lên công ty ra mắt nhommua Hà Nội , đi dạo phố xá Hà Nội. Hahahah…..

Đó là đêm đầu tiên tại HN. Chuỗi ngày còn lại Hân không ghi chép, không cố gắng nhớ và không nhớ cụ thể đã làm cái gì. Chỉ có những cảm nhận, không biết nói ra thế nào để không bị xem là dìm hàng Thủ đô, dìm hàng người dân Thủ đô, dìm hàng lối sống Thủ đô…

1. Phép vua thua lệ làng (Đã nói HN là 1 cái làng mà lị):

Sáng Hà Nội, khá tấp nập. Đều đầu tiên đập vào mắt là cái hình ảnh mấy liền anh liền chị phóng xe như bay trên phố mà trên đầu không có cái nồi cơm điện, xe máy thì không cần phải có kiếng chiếu hậu, đèn xanh đèn đỏ nhiều khi để trưng bày là chính… What the f**k! Cố dõi mắt tìm mấy chú CAGT mà khi thấy rồi thì càng thất vọng hơn. Mấy chú ấy còn có giá trị trưng bày cao hơn cái cột đèn giao thông kia. Sau 1 thời gian tìm hiểu mí biết, ở đây chẳng có cái luật lệ gì sất, mà chỉ có mối quan hệ kiểm soát mọi thứ! CA lười bắt xe vì bắt vào nó gọi cho người quen làm nhớn nhớn rồi cũng phải thả nó ra, ngại xử mấy thằng đua xe đánh nhau vì sợ nó là con của ông này bà nọ thì chết cả lũ, ngại xử phạt văn minh đô thị linh tinh vì đó chẳng liên quan gì mình… Lệ làng nó vậy! Luật lệ phép vua gì thì cũng phải thua lệ làng!
Thật khó để cho con người ta giữ mình trong hoàn cảnh này. Hân leo lên taxi, taxi chạy lấn tuyến! Leo lên xe ôm, xe ôm vượt đèn đỏ! Leo lên xe 1 sale, xe không kiếng chở 3 + lấn tuyến + vượt đèn đỏ + không nón bảo hiểm bonus đua với CS cơ động @@. Nếu bắt lại chỉ cần cầm phone lên, gọi gọi, nói nói… Mọi thứ quá dễ dàng, và người HN (và miền khác) nhiều khi không cần phải cố gắng làm những thứ mà họ cảm thấy không thích. Ngay cả người nước ngoài ở đây cũng bị ảnh hưởng bởi điều đó, nếu nhìn vào cách lái xe mà không nhìn mái đầu vàng lơ thơ kia thì họ cũng như người VN y đúc!

Hơn 50% số xe lưu thông trên đường phố HN không có kính chiếu hậu và gần 10% người không đội nón bảo hiểm hoặc chở 3, v.v…

2. Hồ Con Rùa (và có thể là những hồ khác nữa) là 1 cái ao làng:

00:20AM, ra ngồi uống nước ăn hạt hướng dương ở Hồ Con Rùa, ah không, Hồ Gươm. Mắt ngắm phố xá, tai nghe mọi người nói, miệng trả lời mà trong đầu chỉ nghĩ đến cụ Rùa. Không biết Cụ chữa bệnh xong chưa nhễ? Có khi nào mình được thấy Cụ nổi lên không!?…

1:35AM đi về. Hân mắt chữ A, miệng chữ O rồi chuyển sang chữ Đ… khi nhìn chị hàng quán cầm từng ly nước hắt vun vút thẳng xuống hồ, nào là café nhá, Sting nhá, C2 nhá… Cụ tha hồ mà uống nhá! Thưởng thêm đĩa hạt tụi này đang ăn dở nữa này. Quá ngạc nhiên, Hân đi qua 1 bên. Chợt nhìn xa xa, một anh sồn sồn đang dạng chân chữ Bát, cầm buồi hướng thẳng xuống hồ! Quay đi chỗ khác, thấy ngay tấm bảng cấm “mặc áo ba lỗ, quần đùi tập thể dục” tại hồ….

Không biết người dân HN quan tâm đến cụ rùa thế nào, báo chí viết về cụ ra sao, nhà nước chữa trị đến đâu rùi!?… Nhưng với cách sống và hành xử với Hồ Gươm như thể một cái ao làng thế này, họ – cư dân thủ đô đang biến mình thành những người dân làng xấu xí và thiếu văn minh trước mắt người nơi khác. Và, những lời họ quan tâm đến Hồ Gươm trên các báo đài gì gì đó cũng trở nên sáo rỗng chưa từng thấy.

3. Lối sống làng quê, văn hóa vỉa hè:

Deal đồ ăn HN trên http://www.nhommua.com bán chậm ghê! Sao thế nhỉ!? Chỉ đơn giản là do lối sống làng quê nó chi phối tất.

– “Hàng quán” là từ phổ biến ở HN hơn từ “Nhà hàng”. Hàng quán – những quán nước, quán ăn nhỏ có mặt ở khắp mọi nơi ở HN, từ vỉa hè, ven hồ đến cả trên cầu Long Biên, từ ngồi trên ghế nhựa cho đến trải chiếu ra ngồi… Người dân, hầu hết cũng chỉ lê lết ở hàng quán, và thích ở hàng quán hơn nhà hàng. Người giàu cũng như người nghèo, già cũng như trẻ, ăn chơi hay hiền lành… Mặc dù là nhiều khi nó cũng không rẻ hơn Nhà hàng là bao, nhưng người dân ở đây họ thích cảm giác ngồi ghế ngồi chiếu nhâm nhi từng ngụm nước vậy… Thậm chí Hân còn thấy 1 nhóm người ngồi hút shisha bên vỉa hè khu phố cổ Mã Mây mới ghê chứ @@.

Mà dù cho deal đồ ăn nhommua có hấp dẫn đến thế nào thì cũng khó có thể thu hút 1 số lượng lớn KH đam mê thịt chó – loại thức ăn phổ biến từ xa xưa ở đây nhưng Ms. Vivian kinh tởm và nhommua không thể deal – vào mua voucher.

– Ngại đi xa: Người trong làng rất ngại đi xa. Hân hỏi 1 sale trong nhommua HN: Từ nhà bạn đến công ty bao xa nhễ?! / Sale: Xa lắm cơ / Hân: Mấy km? / Sale: Những 5-6km cơ / Hân: @@ (Câu trả lời này được nhìu người xác nhận là: XA)

HN đã nhỏ, không được bao nhiêu Nhà hàng, dịch vụ. Dân số chẳng được đông mà còn hay ăn uống lề đường. Nay còn ngại đi xa thì đâu ra vài ngàn người mua deal?!? Thật tình thì sống đến bây giờ Hân chưa bao giờ nghe người dân thành phố nói 5 km là xa cả, chỉ nghe dân ở quê nói thế thôi. Hahahah, 5km đi làm là cả 1 niềm mơ ước của con Vân Cao và bà Hạnh Dzú ở công ty mình ý chứ .

– Ngay cả xăng dầu mà cũng mang đậm văn hóa vỉa hè thì Hân Võ cũng chào thua. Cứ đi tầm vài trăm mét là sẽ có 1 điểm bán xăng vỉa hè. Xăng vỉa hè là nguồn cung chính của dân Thủ đô vì theo Cherry – người sống ở đây hơn 4 tháng, đi không thiếu con đường nào thì cũng chỉ biết được 2 cây xăng thôi. Hân cũng đã phải đổ xăng vỉa hè vì tìm mãi không thấy cây xăng nào cả .

4. Ai thích gì thì làm nấy, không cần quan tâm đến quy định, không cần để ý đến người khác:

– Câu chuyện 1: Hân đi Văn Miếu. Mùa thi. Rất đông! Hai khu vực tượng bia Tiến sĩ là cả một đội ngũ Tình nguyện viên đứng canh gác vất vả dòng người bu quanh, chỉ chực mấy cu cậu sơ hở là nhào vào sờ ngay đầu anh rùa. Mặc dù đã rào quanh, để biển cấm…nhưng cũng phải cần thêm hàng rào người canh gác. Thế mà vẫn chẳng ăn thua, đầu rùa vẫn cứ bị sờ….Nhẵn thính!

Vào điện Thái học. Một nùi người đang đứng khấn vái trước tượng thờ. Bỗng có 2 chị sồn sồn len lén tiến thẳng vào gần chân tượng khấn lấy khấn để. Bảo vệ: (khều tay 2 chị) Chị à! Mời chị ra cho! / Hai chị: (khấn khấn vái vái) / Bảo vệ: (vẫn khều) Đã nói là ra ngay! / Hai chị: (vẫn khấn khấn vái vái) / Bảo vệ: (Biểu hiện bất lực) Ôi giời ạ! Đã chặn thế này rồi mà vẫn cứ vào được! / Hai chị: Vẫn khấn vái…Xong! Liếc xéo bảo vệ 1 phát, ung dung nguẩy mông đi ra… Hân Võ chứng kiến từ đầu đến cuối. Đứng hình một vài giây. Và không nói được lời nào…

– Câu chuyện 2: Hân xếp hàng đi thăm Idol của mình (Bác Hồ í ). Thứ 7 nên đông khủng khiếp, mấy đứa nước ngoài cũng nhiều. Hàng người dài dằng dặc. Cảm giác như có người chen lấn từ sau. Kệ! Giọng 1 đứa con gái vang lên: Đi thế này thì đến khi nào mới vào được nhỉ? Đứa kia: Ối giời, mình phải nẻn (lẻn) vào giữa hàng, vậy vào đó mới nhanh chứ hơi đâu nại (lại) đi nghe nời (lời) chúng nó, nần (lần) trước tao cũng đi như vậy í. Hân không kệ nổi, nhưng cũng không buồn ngoảnh đầu lại nhìn…

5. Tách biệt làng mình với dân làng khác:

– Vấn đề ở đây của Hân, và cũng là của rất nhiều người khác, là: Đi mua đi ăn bất kỳ thứ gì với cái giọng miền Nam + miền Trung sẽ phải trả 1 cái giá cực kỳ sốc + ấn tượng khó quên. Gấp 3 lần giá của dân trong làng mua là chuyện bình thường. Dù có thể chuẩn bị trước cho điều này nhưng khi gặp phải chắc chắn vẫn không khỏi bất ngờ. Muốn khỏi bị vậy thì chỉ có cách chỉ trỏ rồi thanh toán thôi. Cứ như bị câm ý! ))
Hân: Đệt! Sao dân HN chúng mày điêu thế?! (Kể lại câu chuyện mình bị chém).
Sale HN: Giời ạ! Chị phải trả giá trước khi gọi đồ cơ! Em thỉnh thoảng còn bị chém huống hồ là chị. Nghe giọng chị thì chúng nó sẽ chém đẹp thôi.
Hân: Uhm, cảm ơn… Nhưng Xì Gòn không thế…

Giờ thì Hân đã hiểu rằng HN là 1 cái làng. Mà đã là cái làng rồi thì người làng khác vào tao đếch quan tâm. Chúng mày thi thoảng mới vào làng tao, mua cái gì thì tao cũng chặt chém thế đấy! Làm gì được nhau nào!? Không mua thì biến! Chính cái thói quen và suy nghĩ đấy mà người HN làm dịch vụ rất tệ và chộp giật. Chỉ mong được cái lợi ích ngay tại lúc bán hàng cho người khác. Vậy nên người miền khác đến HN đã không chấp nhận nổi và không có ấn tượng tốt đẹp với nơi này.

– Hân đi 1 vòng sơ sơ HN và thấy được hai biển hiệu rất là phân biệt vùng miền: Bắc Kỳ karaoke và Tonkin Coffee. Thế này thì ai nói người miền Nam phân biệt, chia rẽ đoàn kết dân tộc???

6. Tinh thần tự giác không cao:

– Ra HN và lên công ty đủ 6 ngày. Chưa biết thế nào mà nghe kể thôi đã khó hiểu. Ngay tại công ty, toàn là những người thân quen ra vào mà tình trạng mất đồ diễn ra thường xuyên. Mất nón bảo hiểm, mất áo mưa, và mất cả giày dép. Ở đây mọi người chạy ra thích sọt vào đôi dép nào là sọt, xài cái nón nào là xài, mặc áo mưa nào là mặc… Khi nào nhớ ra thì đem trả, không thì thôi, xài luôn… Ít ai tự giác đem trả khi mà họ tự ý lấy đồ người khác để mình xài. Và tình hình này từ trước đến giờ vẫn không kiểm soát được, vì đó là một thói quen khó đổi…

– Vào công ty, đi đến đâu là có giấy dán đến đấy, từ tầng trệt đến sân thượng. Với những nội dung như: “Ai hút thuốc trong phòng sẽ bị phạt ….. VNĐ”; “Ra vào nhớ đóng cửa, nếu không bị phạt …. VNĐ”; “Mang dép toilet ra ngoài sẽ bị phạt … VNĐ”… Những cái nhỏ nhỏ như vậy Hân có hỏi là tại sao mọi người không tự giác làm được mà phải dán giấy đầy tường công ty thế?! Cũng không có câu trả lời rõ ràng. Vì làm sao rõ ràng được khi không có ai dám nói thẳng nguyên nhân là do Tinh thần tự giác không cao.

– Hân đi ăn 1 quán rất chi là nổi tiếng và đông đúc nhưng khi vào toilet thì gần như ngất xỉu tại chỗ. Cuộc đời Hân đến giờ chưa từng thấy cái WC nào dơ đến vậy. Chỉ có 99% người vào đây không có ý thức, không tự giác vệ sinh cái của nợ của mình thì đến lượt Hân nó mới ra nông nổi vậy. Damn thiệt!

7. Những cái linh tinh khác:

– Làng bị hiện đại hóa nửa vời, phố cổ cũng cổ nửa vời. Nếu như bạn muốn xem cái “cổ” của 36 phố phường HN thì chịu khó ngước lên tầm trên 5m. Còn nếu đi dạo mà tầm nhìn ngang tầm mắt thì cũng chẳng thấy cổ gì đâu. Vì phía dưới toàn là biển hiệu, ô dù, sản phẩm hiện đại trưng bày, thậm chí là Club. Chúng được cải tạo hết trơn để phục vụ cho công tác kinh doanh, chỉ có tầng trên của ngôi nhà là còn giữ lại cái thiết kế cổ kính ban đầu của nó. Hân chẳng thích cái hỗn hợp này. Cái gì phải ra cái đó! “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác, đã thấy trong sương hàng tre bát ngát…”. Giờ thì còn đếch gì cái “hàng tre bát ngát” ấy nữa. Vậy cũng đâu có sao! Nhưng nếu mà “hàng tre bát ngát” nằm kế bên bảng hiệu quảng cáo LV hay Gucci thì sao mà chịu nổi!!! Nhễ!

– Dân HN ngủ rất sớm và dậy cũng sớm! Nói túm lại thì giờ giấc làng này cũng không chênh lệch với quê của Hân là mấy . Thật tình thì cũng chưa hiểu được tại sao thế này! Chính vì cái việc dân HN ngủ sớm mà việc tìm quán ăn sau 11PM hết sức khó khăn. Phải đến 1 khu phố đặt biệt chuyên dành cho dân ăn đêm mới có cái cho vô bụng. Nếu ở chỗ khác thì việc ngồi đến tầm 10PM bị đuổi về là bình thường. Cả HN không có Shop & Go 24H vì nếu mở ra cũng chẳng có ai ra đường mà mua. Hahahah….

Dù thế nào thì cũng nhờ cái chất “làng quê”, nét cổ kính của mình mà Hà Nội thu hút nhiều khách du lịch, và Hân cũng chỉ là một trong những du khách ấy. Hân đến để khám phá, chiêm ngưỡng, học hỏi những nét văn hóa, kiến trúc vật thể lịch sử và lối sống của người dân Hà thành. Vậy thôi! Vì không ai có thể phủ nhận được những giá trị lịch sử văn hóa lớn lao của những di tích, kiến trúc, làng nghề… của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Nhưng nếu để hòa mình vào cái lối sống này thì Hân xin phép đầu hàng ngay từ ngày đầu… Hân Võ không hề phù hợp với làng quê Bắc bộ.

DỊ NHÂN

Posted on


Dị nhân cao chẵn mét rưỡi, nặng đúng 46 cân. Ngài mắt ốc nhồi, mép cá trôi, môi cá mè, mũi khỉ, cằm vượn, tai linh cẩu. Tuy chưa đến độ dị tướng, nhưng dưới mắt ta thì quả dị nhân. Ngài sinh hạ tại Trường Yên cố đô, non xanh, núi thẳm. May mắn là không trong cảnh bần nông chốc mép nên đến vị trưởng thành lai kinh học lễ, lấy được bằng cử nhân đại thành toán pháp.

Hành lễ nhận bằng, ngài vân du tu tiên, dặm trường thiên lí hết bắc lại nam, chẵn 3 năm thì về lại đất kinh kì. Đi làm thân khuyển mã cho vài đại nhân, quan lớn, hết đâu mất 5 năm, ngài quyết định tự thân lập nghiệp, chế ra cái Ngọc Anh hội, chuyên bán buôn công nghệ, thêm một tí mây gió giăng sao. Nhờ có tư chất, lại chăm chỉ làm ăn nên sau vài năm đã nên nghiệp thế. Đến nay, ngài quản hơn trăm gia nô, tháng phát gần một tỉ nén bạc công lương. Chưa kể tiền thuê điền địa làm cơ sở, kho tàng. Ở tuổi chẵn 40, cơ nghiệp thế là khá lắm.

Có tiền, ngài xây dinh phủ, nơi đắc địa thôn Nàng Hương, ngoài thành. Chốn đó, toàn những bậc quan gia, cự phú. Thế nên phong thủy hữu tình, cảnh trí hài hòa, iên tĩnh. Thật xứng nơi của bậc quyền quý, giàu sang. Dinh phủ ngài rộng tới gần 300 thước vuông, 3 lầu ngất ngưỡng. Tiền môn trang trí kiểu cung đình Thiên An Mẩn, hậu môn kiểu Phăng – Xé tây phương, đỉnh chóp nhọn tròn như quả bầu lào có cuống, hệt các cung điện xứ Nga – La – Tư tít tắp xa xôi. Thật là tòa dinh phủ hiếm thấy trên đời, đệ nhất trời Nam.

Chưa hết, bởi bản tính ưa rong chơi nên ngài sắm luôn hai ngựa. Một con hắc mã tên Mẹc – Xê – Ơ 250, mua tít xứ Giéc – Manh nổi tiếng, hết hơn 3 tỉ quan tiền. Hắc mã này còn hơn cả Xích Thố của Vũ Hầu thời xưa, ngày đi hàng vạn dặm không mỏi, chẳng thèm dùng đến cám cỏ mà chỉ uống nước lã A 95. Ngài còn dán bùa Oto Fun vào mông, nên đã là ngựa quý lại còn danh giá. Một con khác, bạch mã Lan – Rô – Vơ, ngài cũng lùng mua tít mãi xứ Ăng – Lê mù sương. Bạch mã này quả là vô đối, từ sự mạnh mẽ hào hoa đến sự bền bỉ trường kì, thật không phím nào tả được. Ngựa này, ngài dùng cho những chuyến vân du thiên lí. Còn con hắc mã kia, chỉ dùng khi điểm tâm, rượu đêm và chơi túc cầu.

À, mà nói thêm một chút về thú túc cầu của ngài. Thuở còn trai ngài chơi túc cầu có tiếng, tuy là đoản dáng, ngắn chân. Thường thiên hạ đá cầu chân nọ, chân kia, có người thuận chân nam, có kẻ thuận chân chiêu ( ta cũng chưa từng thấy kẻ nào mà chân nam lại đá chân chiêu cả, có chăng chỉ bọn…say rượu ) nhưng riêng ngài thuận cả hai chân ( hay hai chân như một ). Bởi sở trường của ngài là nhè cẳng đối phương, phóng hai chân mà phạng. Ngài triết lí, không trúng bóng thì đối phương cũng sợ mình. Thế nên, đám quần banh vút cầu cùng ngài thấy bóng dáng là đã tránh xa, lẩm nhẩm rủa thầm, địt con mẹ. Đến giờ trung niên, kém sự tráng kiệt ngài chuyển sang chơi môn rổ cầu ( bóng rổ). Thật là vô đối với cái tầm cao một mét rưỡi của ngài.

Quản hai con quý mã, yên cương sang trọng tót vời nhưng ngài lại không hay tự cưỡi mà lại thuê một kị mã làm của riêng. Thực ra cũng có đôi lần ngài cưỡi nhưng vì tầm vóc khiêm nhường nên thay vì ngồi trên yên cương thì ngài lại ngồi lên cổ. Thành ra sự khiển mã rất khó khăn. Một phần lỗi do ngài, phần nhiều thì những giống ngựa tốt thường ít khi cho chủ nhân được cái quyền đè đầu, cưỡi cổ. Cũng đã dăm bận ngài cố, nhưng ngựa quý không thuần, húc đầu cột điện, vỉa hông ba toa làm nhiều phen ngài suýt chết và quý mã đau ốm mất mấy tuần. Tiền cho mã y tốn không biết bao nhiêu mà kể. Thế nên ngài phải thuê một kị mã riêng và chấp nhận phận ngày đêm ngồi sau đít nó. Chẳng biết nhục hay vinh???

Hôm ta mời dị nhân về nhà đối ẩm, ngài than, nhẽ phải bán bớt đi một con tuấn mã. Ta hỏi nhẽ gì, ngài đáp phí mã xa nhẽ sắp tăng. Hề hấn gì với cự phú như ngài? Ngài lại bảo sáng đi ăn điểm tâm, hắc mã buộc tít đằng xa, ăn bát bún riêu cua 30 nghìn nén bạc mà phí cột mã lại mất gấp đôi. Thật phiền phức không biết để đâu cho hết. Ta ngỏ lời, hay để cho ta ngựa quý, ta sẽ thay ngài chăm chút sớm hôm. Ngài gật và ra giá. Ta thành tâm thưa, chịu một nửa, được không? Ngài chẳng nói chẳng rằng, cười vang ba tiếng, vẩy đít ra về. Ta chả hiểu vì sao?

Một bữa, sẵn ngày nguyên tiêu, ngài mời ta về phủ dùng bữa. Thật là vinh hạnh quá đi. Thuê một con cóc mã Mai Linh đúng giờ ta đến. Thật chết đỗi, xưa đến nay ta chỉ biết ngài mà không biết đến thê tử. Nhưng biết rồi đến giờ này vẫn run rẩy không iên. Thê thiếp của ngài đẹp đến độ Điêu Thuyền nức nở, Quý Phi sụt sùi. Thật để so với ngài khác gì so công với quạ, đèn dầu so với măng – xông. Hỏi ra mới biết, thiếp của ngài là gái xứ Tây Giai, cố cung của vương triều Hồ một thuở. Thảo nào đẹp đến thế. Suốt tiệc, nàng cúc cung hầu diệu, không ca thán một lời mặc cho ngài có những điều chê trách không hay tỉ như nước mắm sao lại nhạt, lẩu sao lại có nước. Phải như thê thiếp ta thì đã ăn vài vả rồi, chứ đừng nói ngồi đó mà bi bô hạnh họe.

Giữa tiệc, lại có một người thiếp khác của ngài ra hầu. Nếu như người thiếp đầu mười phân, thì người này cũng được đến tám, chín. Ngài bảo, người này nhân chuyến kinh lí xứ Phù Tang, thấy được mắt mà nhặt về, tên gọi O sin. Khác với người thiếp kia, nàng tay thì hầu diệu, mồm thì tù tì liến thoắng nhả lời châu ngọc. Ngài lấy làm vui mừng, phấn chí, không trách một lời. Cứ xem ánh mắt và cử chỉ thấy ngài dành ái ân nhẽ trọn vẹn.

Tàn tiệc, ngài gọi hai ái tử xuống hầu. Trưởng nữ đẻ đầu, thứ nam đẻ cuối. Hai đứa trẻ này mặt mũi tinh khôi, xinh đẹp trăm phần, ta trông mà yêu quá thể. Ngài bảo ta trên thông thiên văn, dưới tường địa lí, thể tất xem cho một quẻ càn khôn, xem bổn mạng chúng có nên cơm nên cháo. Ta nhìn ngài rồi nhìn hai trẻ, cười sằng sặc, tí nữa thì thổ ra huyết. Bởi trên nét dung nhan của chúng, tuyệt nhiên ngài không có một phần. Ta hỏi thẳng, là con ai, của ngài với bà cả hay bà hai. Ngài cười ruồi bảo con ngài nhưng…chưa chắc. Thật lạ! Thế thì ta chịu, không tài nào xem được, trừ phi ngài lấy cho ta cái A ĐÊ NỜ nơi thái y viện.

Ngài gọi kị mã đưa ta về bằng tuấn mã Lan – Rô – Vơ. Thật đời ta có nằm mơ cũng không dám cưỡi chứ đừng nói được ngồi. Ngài cùng đi để tranh thủ tâm sự thêm ít nhẽ. Nhưng chưa được câu trước câu sau đã thấy ngài rền vang như sấm. Kị mã bảo, may mắn làm sao hôm nay lại không thổ ra trung tiện. Thật là phi phàm!

Ít ngày nữa ta đi Tịch Cốc, nơi biên ải Hà Giang xa xôi thăm lũ ấu nhi quan tái. Nhắn gặp ngài nơi tửu quán LOLOTICA phía đê ngoài thành để bái biệt. Ngài phăm phăm cưỡi hắc mã tới liền, nhưng giữa đường hắc mã trở bệnh long móng, lở chân nên ngài đành bỏ ngựa mà cuốc bộ, làm ta chờ mất đến cả canh giờ. Gặp ta, ngài tạ lỗi rối rít, phóng tay rút năm triệu quan tiền nhờ bánh trái cho lũ ấu nhi mà không cần phải hô danh, đánh phách. Chưa kịp li bôi chung rượu, đã phẩy đít đi ngay. Bỏ ta lại chỏng chơ giữa mắn tôm đen, dồi trường trắng, tiết canh đỏ. Buồn thay!

Sưu tầm đọc chơi

BÀ CHẾT CHÁU ĐƯỢC ĂN XÔI

Posted on Updated on


Bà ngoại tôi chết. Ngã mà chết. Tròn 95. Sống thế thì thọ quá rồi, có phỏng?. Nhưng đôi khi tôi cứ nghĩ, hay giời hành?. Loại con cháu mất dạy. Chỉ được cái lếu láo là không ai bằng.

Đám ma bà to. Con cháu vui vẻ cả, tuy vẫn có những tiếng khóc hờ. Nghe cho có không khí đám ma thôi, chứ hẳn tôi biết, chả mấy tiếc thương, quyến luyến. Cậu tôi hớn hở bảo, bà đi thế là đẹp, không khổ con khổ cháu hay liệt giường đái ỉa dầm dề. Tôi cũng đồng í thế.

Cậu tôi có tý chức sắc, chị em cũng diện được nể nang nên phúng điếu nghìn nghịt, đông như trảy hội. Trên bàn vong, phong bì chất cao hơn cả di ảnh, cứ hơn tiếng đồng hồ phải dọn cất chỗ khác. Khi bận đáp lễ, cậu tôi sai con cháu đứng chầu cạnh cất đi. Tôi thấy cũng phải. Hương khói nghi ngút thế, nhỡ bà thiêng mà phát hỏa có mà…đi tong.

Đưa bà ra đồng, cậu tôi làm luôn cơm ba ngày. Lại có thêm một mớ phong bì nữa. Tôi không biết trong đó ít hay nhiều nhưng tối cậu tôi mang tổng kiểm đếm và ghi tên thì được chẵn năm trăm bảy. Ở quê, tôi cho rằng đó là món to và rất hời. Cậu tôi bảo, để riêng làm giỗ chạp, hương khói cho bà. Đúng thôi, nhà bà mỗi cậu là diện áo xô chống gậy. Các chị em gái đều lấy chồng xa và cũng khá. Tôi cho thế là được.

Hôm 49 ngày, tôi cũng tạt về quê tham gia khấn vái. Cậu tôi thuê gánh sư sãi không biết ở đâu nhưng gõ mõ, tụng kinh có nghề lắm. Trên bàn vong, tôi lại thấy có rất nhiều phong bì. Tôi cứ lẩm nhẩm, bà chết cậu đâm ra lại lắm lộc. Lẩm nhẩm thế chứ tôi chả dại nói ra, cậu tôi mắng hay chửi cho là xấu tính thì cũng dở. Rồi tôi tính, giỗ đầu, bốc mộ…hây da, ra chuyện chứ chả đùa.

Tôi vào buồng, nơi bà tôi còn sống vẫn nằm. Giật dội cả người thi thấy một bà đang đắp chăn rên khừ khừ. Nhẽ nào lại là bà tôi? Nhẽ đâu lại thế, nhỉ? Tôi vội nhào ra, lắp bắp, cậu cậu, bà nào nằm trong buồng?. Cậu tôi lạnh, chả tỏ ra nghiêm trọng, bảo, bà đẻ ra mợ. À, ra thế. Nhưng tôi biết, mẹ vợ cậu ở với ông bác cả nhà mợ cơ mà, sao lại có thể lên nằm buồng bà tôi được. Băn khoăn thế thôi, chứ tôi không dám thổ lộ. Chuyện nhà cậu, tôi biết đâu. Vả lại, việc con rể chăm mẹ vợ thì có gì phải phàn nàn.

Có điều, mẹ vợ cậu cũng mới đi cách đây ít hôm. Cậu không chuyển về nhà bác cả của mợ mà để làm ma luôn tại nhà. Mẹ tôi cũng đi phúng viếng. Gọi điện tôi, bà bảo, nhà cậu năm nay đúng đại tang, mẹ đẻ, mẹ vợ thay nhau chết. Tôi cười, đại phúc chứ đại họa gì. Mẹ tôi mắng như hắt nước. Tôi im. Đầu tôi toàn hiện lên đống phong bì cao hơn di ảnh.

Hôm nọ, câu tôi ra Hà nội họp cuối năm, hẹn hò gặp tôi nhờ mua suất đất. Hai cậu cháu bia rượu cả buổi, no say kềnh càng. Tôi bảo, nhà cậu toàn thị mẹt, chồng con công việc đàng hoàng ở tỉnh, mua đất thủ đô làm gì. Cậu tôi ngắc ngứ, đất giờ đang rẻ, mua là được. Tôi trêu, cậu làm quan tỉnh be bé mà lắm tiền, không như bọn cháu, cày bục mặt mà chả dám mơ chuyện cửa nhả, đất đai. Cậu bảo, hưu tao hạ cánh Hà nội, mua để dành. Tôi khuyên, cậu cứ ở quê cho lành, còn hương khói ông bà, tổ tiên. Cậu tôi sầm mặt, mày đéo giúp, tao nhờ đứa khác. Tôi chống chế, là cháu nói thế thôi, chứ cậu nhờ là cháu phải giúp.

Tôi gọi điện cho một đại ca, cũng là một quan nhơ nhỡ đất Hà thành. Ngài hay nhờ tôi quản lý và tiếp thị bất động sản cho ngài. Đất cát, nhà cửa của ngài thì mênh mông, loại gì cũng có. Ngài vừa đầu tư, vừa buôn đi, bán lại, tuyền bằng vốn riêng chứ không vay mượn hay ngân hàng nọ chai. Bên kia đầu dây, giọng ngài khản đặc nhưng vẫn dõng dạc trong tiếng kèn nhị đâu như của phường bát âm. Ngài bảo, anh cũng đang cần gặp mày, bán ngay miếng đất chia lô để thêm tiền lấy miếng mặt phố. Tôi mừng quá, nói ông cậu em cũng đang cần một miếng, để ổng lấy luôn. Ngài o kê gọn lẹ. Tôi ra chiều để í, anh đang ở đám ma phỏng? Ngài bảo, đúng rồi, mẹ anh mất. Tôi hoảng, mẹ đẻ hay mẹ vợ anh, lát em đến. Ngài ho một chập, rồi thõng giọng, mẹ nuôi.

Tôi buông máy, ơ thờ nhìn cậu tôi. Việc của cậu coi như xong, đi xem đất cháu đưa đi một thể, o kê thì xuống tiền. Cậu tôi ngó lơ, giọng tay chơi, mày o kê là cậu đồng í, tiền không phải nghĩ.

Nhưng tôi thì cứ nghĩ, đời người cuối cùng ai cũng chỉ cần có hai mét vuông thôi.

Bài sưu tầm

KÍ SỰ: ĐI YÊN VỀ TỬ.

Posted on


Thằng Bôm Bốp bạn thân anh rủ đi chùa. Đéo mẹ, lễ lạt chùa chiền An-nam là anh cạch. Anh biết, bản thân những thứ đó chả tội tình, cái khốn nạn là sự bần nông khốn kiếp của lũ ngợm. Bây giờ, anh thật, đéo gì kinh doanh lãi bằng lễ lạt và tâm linh. Xác chết anh chưa nói.

Anh chối phắt. Nó nài mãi. Tình bạn là sự cao quý nhưng dứt khoát là anh đéo bao giờ chiều những thứ mà anh không thích. Để bền vững, nó phải tôn trọng lại anh. Sự khác biệt được tôn trọng là cơ sở tốt cho những tình bạn tử tế. Mà chả riêng tình bạn, cả tình iêu và tình đời.

Nó bảo có tí gái, ông chơi mới nó, tôi lễ chùa. Ôi giời, nó đánh vào điểm iếu chết người của anh. Gật ngay và gặng hỏi, xinh không và đi đâu. Nó bảo, đầu năm gặp gái xấu là rất xúi, còn chùa thì cũng hay, Yên Tử. Thì đi!

Bôm Bốp đón anh tại gia, rất sớm. Lên xe chả thấy mống gái đéo nào. Mày lừa tao? Nó gật, lễ đầu năm kiếm ăn, kiêng gái. Đéo mẹ, định quay vào nhưng nhìn cái bản mặt ngẫn như ngỗng đâm ái ngại. Nên lại leo lên xe. Bôm Bốp kể, năm ngoái cũng đi Yên Tử, mò tít chùa Đồng, chạm được tí linh thiêng nên thánh cho lộc, kiếm được mớ. Năm nay đi giả lễ và tranh thủ kiếm thêm. Tham. Thánh đéo đâu mà lắm lộc thế.

Tạt quán phở Cồ đường nhớn, đông vãi mật. Toan đi nhưng Bôm Bốp bảo, sự hanh thông không cốt ở sự nhanh, mà là ở sự đợi chờ và đến lượt. Đành chờ mười lăm phút và… đến lượt. Đứa đứng cửa vệ sinh xì xụp, thằng xổm vỉa hè hít hà. Hết đôi trăm. Năm mới mà, cái đéo gì chả đắt, kể cả lồn.

Chạy một mạch, 9h đã ở Yên Tử. Cảm nhận ban đầu là khá đông và quy củ. Bôm Bốp bảo leo bộ. Anh dựng hết cả lông chim lẫn lông gáy, sao không đi cáp. Nó bảo, đến với chính quả cần sự thử thách. Địt mẹ, ngu vửa thôi cha, đéo nói lại cứ được đà. Chính quả nằm ở sự thành tâm và sám hối. Trèo gần hai ngàn mét núi non để với được chính quả thì anh xin kiếu. Chưa kể anh còn đào mả thánh nhân lên mà mắng cho một trận vì cái tội hành hạ chúng sinh. Quyết định cuối cùng là đi cáp. Mất 250k cho mỗi thằng, khứ hồi.

Rồng rắn mãi thì đến chùa giữa ( Hoa Viên hay Yên, anh biết đéo). Chúng sinh bâu đen đỏ, khấn vái như bổ củi. Xong mang đồ lễ tổ chức đánh chén tại trận. Khiếp, lộc thánh có khác, ăn lấy được, phồng mang trợn mắt. Anh để í một giai, đóng nguyên cây vét đen chắp tay thành tâm khấn vọng. Một gái đội mâm lễ to, xôi gà tiền vàng ứ hự chen ngang. Anh giai đang lầm rầm, quay ngoắt, trợn mắt chửi, địt con mẹ mày. Anh bụm miệng để tránh phát ra tiếng cười khả ố. Khấn vái cái con củ cặc.

Bôm Bốp chen thiên hạ rẽ đất, khấn từ ngoài vào trong, tiền công đức, giọt dầu đủ cả. Đéo mẹ, thành tâm gớm. Anh thì lăm lăm máy ảnh, lảo đảo lòng vòng soi gái. Nhưng anh thất bại, chả chụp choạch được phát nào. Gái lễ chùa xấu tệ. Bọn này thường nghèo cả tiền bạc lẫn tiền duyên. Lên chùa chắc để cầu duyên và tiền hehe. Gái đẹp họ cầu cái khác. Anh đố các bạn biết, là gì?

Lại đu cáp lên chùa Đồng. Ngó đồng hồ 11h30. Đói. Anh và Bôm Bốp nghé trạm nghỉ. Chén đã. Bú hết 5 lon bia Hà nội, chục trứng gà luộc ( lúc về rắm thối um xe), 6 xúc xích mini nướng, đôi bát mì tôm gà. Nhổm đít, hai anh cho xin năm trăm ba. Chúng tính 5 bia 250k, 10 trứng 100k, 6 xúc xích mini 60k, 2 mì tôm gà 120k. Dạ dày khí no nhưng bụng xót bỏ mẹ. Bảo con chủ, chém bọn anh vửa thôi. Nó khổ sở, tiền đóng sở hụi, tiền thuê khuân vác đồ lên, tiền công xá phục vụ…,chúng em chả được bao. Chúng anh đi xin lộc thánh, chúng em xin tí rơi vãi dọc đường. Đời như cỗ xa luân ( luân xa?), lòng va lòng vòng.

Đường lên chùa Đồng là một chặng leo dài và vất vả. Anh bảo Bôm Bốp, mày lên đi, tao ngồi đây chờ. Nó chưởi anh, đời mày đéo làm gì nên hồn đâu con ạ. Anh cần cặc gì sự nên hồn ở đời. Anh chỉ cần ngày có miếng ăn, đêm có diệu bú và lâu lâu giao hữu với một vài con mái xinh tươi. Rảnh rang như lúc này anh biên bờ lóc hầu các bạn. Thế thôi.

Ngồi mãi cũng chán trong cái khoảng không chật hẹp nhốn nháo. Anh lững thững xuống núi. Vứt cho Bôm Bốp cái tin nhắn chờ dưới bãi xe. Ăn no, thân nặng nên khốn khổ. Lần mò từng bậc mà run rẩy. Đéo mẹ, chả cái ngu nào như cái ngu nào. Mà cái sự sửa ngu nó chậm chạp lắm, như những bước chân anh nặng nhọc.

Cứ thế anh lẫm lũi, mắt dán từng bậc đá mà đi. Nhỡ ra mà tượt chân cái là đi bằng đít ngay. Vô phúc lại còn được vinh dự đi bằng tàu sáu ván. Mọi tinh thần, trí lực anh đều dồn cho những bước chân, chả hơi đâu mà để í thiên hạ đang rầm rập. Nhưng mũi anh thì thính lắm, vì anh ngửi thấy mùi nước hoa phụ nữ thượng hạng lẩn khuất rất gần tai. Bụng anh đoán, nước hoa thượng hạng thế này thì ảnh hình phải tử tế lắm. Nghĩ thế, nhưng anh cũng không ngoái lại. Anh còn bận sửa cái ngu, cái sai lầm.

Vai anh tự dưng thấy nằng nặng, kèm theo đó một giọng nhẹ nhàng, mỏng như tiếng kinh cầu đang phát ra từ những chiếc loa giăng mắc đâu đó, anh cho em bám nhờ nhé, em không thể đi nổi. Anh dừng chân, ngoái lại. Chúa ơi, một em mái già ngọt ngào phẩm hạnh. Tại sao anh nói thế? Bởi anh cho rằng, gái mà được cả sắc lẫn thanh thì anh đều xếp vào hàng ngọt ngào phẩm hạnh hết. Kể cả già.

Để tôn trọng sự ngọt ngào phẩm hạnh, anh sẽ không gọi xách mé là mái già nữa. Mà anh gọi là nàng. Các bạn có hiểu í anh không?

Nàng bám vai lũn cũn. Những hố sâu anh luôn chìa tay. Đôi bận thân thể như đổ ập, hơi thở thơm tho có hơi khói phả nóng cả mang tai. Nàng bảo đi một mình, cầu an. Còn sao chỉ cầu an thì anh không hỏi. Anh đoán mọi nhẽ nàng đủ đầy, viên mãn, thiếu mỗi sự bình an nên mới cầu. Đến trạm cáp treo, anh hỏi nàng vé. Nàng bảo nàng leo bộ, từ tinh mơ. Chết thật. Anh mua vé nàng xuống nhé. Không, nàng nhất quyết. Và anh có thể đi đường anh và nàng đi đường nàng.

Anh không thể nào làm như cách nàng nói. Và anh cho rằng, rời anh ra, nàng có thể nhờ vai người khác. Anh đã quen mùi nước hoa của nàng, cả giọng nói nhẹ nhàng kinh cầu lẩn khuất. Anh sẽ dìu nàng xuống với trần ai, kể cả leo ngược lên sự linh thiêng tít mõm núi mà thằng Bôm Bốp đang khấn vái. Anh với nàng cứ thế, lần tay bám vai nhau mà đi. Và thật lạ lùng, bao mỏi mệt của anh như tan biến. Anh thấy mình khỏe như ông Gióng, hào hiệp như chàng Lục Vân Tiên, chân tình như chàng Kim trong Kiều cụ Nguyễn và cũng lãng mạn như các thi sĩ gàn dở không tên.

Xuống đến chân núi gần 3h chiều. Thằng Bôm Bốp gọi bảo đang ở bãi xe. Anh kệ mẹ, bảo chờ tí. Anh và nàng ngồi nghỉ nơi quán nước. Nàng cảm ơn anh. Anh bảo anh không thích ơn huệ. Nàng lườm, thế thích gì? Đèo mẹ, không nhẽ lại bảo thích một cú giao hoan.

Thôi, chia tay nhau từ đây nhé. Bạn anh đang réo rắt và đợi chờ. Nàng cảm ơn anh một lần nữa rồi xin anh số điện thoại. Anh ngại ngần gì mà không cho. Nàng hẹn sẽ gọi cho anh, như gọi tên một kỉ miện.

Anh chi 5k, leo xe điện ra bãi xe. Chết mẹ, anh dại khờ hay vô tâm khi anh không kịp hỏi tên và nơi nàng trú ngụ. Nhưng lại tự trấn an, nàng có số điện thoại và hứa sẽ gọi rồi mà. Lúc ấy, anh hỏi tên hay xin số nhà cũng chưa muộn. Ra đến bãi xe anh cứ tần ngần mặc cho thằng Bôm Bốp réo gọi mau cút để về. Hình như anh đang mong chờ bóng hình nàng đi qua? Ôi một chút kỉ miện ngọt ngào nhưng xao xuyến quá.

Nhưng thôi, anh cũng phải về. Xe chầm chập chen giữa dòng người đông đúc. Anh tụt kính, kiếm tìm chút nhân ảnh mong manh. Có tiếng còi inh ỏi xin đường. Liếc ngang, là chiếc bán tải năm tạ, bên cửa có bảng hiệu và hai chữ công an. Định mồm chửi sự vô lối cậy quyền. Nhưng mồm anh đóng chặt không thốt ra thành lời. Trên thùng xe, nàng của anh còng tay ngồi đó. Hai bóng áo vàng hai bên. Thiên hạ xì xào, con này chuyên móc túi.

Cả chặng về anh câm như thóc, mặc thằng Bôm Bốp xả rắm thối rinh. Nó hỏi thì anh kêu mệt. Đến Hà thành đèn hoa, nó rủ anh đi nốc diệu. Nơi có những em xinh tươi bảng số hàng đàn đang chờ. Anh không mấy nhã hứng nên đòi về. Trước khi xuống xe, anh làm quả rắm xịt, chả hiểu do vô tình, thúc bách hay cưỡng bức. Chỉ thấy thằng Bôm Bốp nhăn mặt, mắng ăn đéo gì thối thế.

Anh ăn đéo gì đâu. Tại đời nó thối thôi.

Bài lấy từ Phọt Phẹt

Tiên sư anh Tiến Lợn

Posted on


Lâu ngày không đến Nhà Hát Kịch Hà Nội, hôm nay đến chẳng gặp ai, chỉ gặp mỗi Tiến Hợi. Nó hỏi có vở mới không ông, mình nói không. Nó nói từ ngày tôi đóng vai nhà thơ trong kịch “Sám Hối” của ông, quay đi quay lại cả chục năm rồi. Bao nhiêu lần ông có vở mới tôi chẳng có vai.

Mình nói đùa ông kinh doanh vai Bác Hồ đủ no rồi, cần gì vai khác. Nó bảo hồi này có ma nào thuê tôi đóng Bác Hồ nữa đâu. Tôi sực nhớ sau bộ phim “Hà Nội Mùa Đông 1946” của Đặng Nhật Minh, đúng là không ai thuê Tiến Hợi đóng vai Bác Hồ nữa thật.

Chẳng phải bây giờ Tiến Hợi không còn giống Bác Hồ nữa, hay thủ vai kém, mà tự nhiên thế, cả kịch lẫn phim đều vắng bóng nhân vật Bác Hồ.

Ngày xưa thì danh tiếng nó nổi như cồn nhờ nó thủ vai Bác Hồ. Nó mặt mũi, khổ người, dáng người giống y chang Bác Hồ khi Bác đến dự Đại hội Tua ở Pháp, hoá trang thì Bác Hồ thời nào nó cũng giống. Nó còn bắt chước được giọng Bác, nhiều khi nghe y chang tiếng Bác, khiến nhiều người xem, nghe rất cảm động.

Kịch, Phim bất kì đoàn nào có vai Bác Hồ là không thể không mời Tiến Hợi. Rồi các kì lễ lạt, phong trào sân khấu hoá rầm rộ, hễ 30/4 hay 2/9 thì thế nào cũng có vai Bác Hồ xuất hiện trước đám đông, có khi Bác nói đôi câu, có khi Bác chỉ đứng trên ô tô đưa tay vẫy vẫy; chỉ thế thôi nhưng Tiến Hơi vớ được khẳm tiền.

Cả một mùa hè năm 1995, Tiến Hợi chạy xô từ Bắc vào Nam, thu tiền mệt nghỉ. Vào Nghệ An, Tiến Hợi Bác Hồ chỉ đứng cho các cô gái múa vòng quanh Bác chừng 5 phút lên phim là kiếm được bạc triệu. Để nguyên bộ dạng hoá trang thành Bác Hồ như thế, Tiến Hợi bay vào Đà Nẵng, đứng trên ô tô vẫy vẫy, cười cười, rồi phát kẹo, bánh cho các em thiếu nhi, Bác lại cười cười, vẫy vẫy… Chỉ thế thôi Tiến Hợi kiếm gần chục triệu đồng.

Vào Sài Gòn, Tiến Hợi Bác Hồ đứng trên khán đài, đọc tuyên ngôn xong, bỏ túi cả chục triệu đồng, bay ra Hà Nội đến Cung Văn Hóa, lấy giọng Bác Hồ nói với các em: “Non sông Việt Nam có vẻ vang được hay không là do các cháu.” Bác ẵm hai triệu đồng ngon ơ.

Thằng Tùng Cứt nói Tiến Hợi đóng Bác Hồ chỉ trong 10 ngày kiếm được 5 chục triệu – 50.000.000 đồng. Buôn thuốc phịên cũng không trúng lớn và dễ đến như thế

Tiến Hợi nói: “Mọi người ơn Bác một, tao ơn Bác một trăm.”

Người có mặt mũi, dáng người giống Bác Hồ nên làm kịch sĩ, đóng vai Bác Hồ, kiếm tiền dễ dàng; nghe thì đơn giản thế thôi, nhưng thực ra phải tập luyện vất vả lắm. Tiến Hợi chăm, chịu nghe người chỉ bảo, nhưng hơi chậm hiểu, lại có cái bệnh mất tập trung, hay quên lời, nhiều khi thấy nó tập đóng vai Bác Hồ vất vả dễ sợ.

Mình nhớ hồi mình làm việc ở Nhà Hát, dựng vở gì đó của Phú Thăng, mình có chấp bút biên tập nhưng không nhớ tên vở, chỉ nhớ có vai Bác, mỗi lần làm thoại lời Bác đến khổ.

Tiến Hợi Bác Hồ càng khổ hơn. Anh Tạo – Hoàng Quân Tạo – nhiều lần tru lên:

– Đó là thằng Hợi nói, không phải Bác nói, ngu ơi là ngu!

Nhiều lần điên lên, anh Tạo quát:

– Bác nói cái đéo gì mà mày nói thế, hả?

Được cái Tiến Hợi không tự ái, nó hết sức lắng nghe mọi người góp ý, phải sửa đi, sửa lại cả trăm lần nó cũng sửa cho kì được.

Khổ nhất mỗi khi Bác xuất hiện, thế nào cũng có đám đông quần chúng. Phải đứng thế nào cho ra vị thế Bác, lại không được để Bác xa rời quần chúng.

Lắm khi thấy Tiến Hợi lúng ta lúng túng như gà mắc tóc, anh Tạo quát :

– Bác cơ mà! Bác mà đứng co ro thế hả?

Mọi người cười rũ.

Quốc Toàn góp ý anh Tạo không đựơc gọi Bác Hồ, chỉ gọi Tiến Hợi thôi, tránh phạm huý. Anh Tạo nghe liền.

Nhưng thói quen gọi tên nhân vật, buột miệng vô thức rất buồn cười. Nhiều khi quên, anh Tạo kêu lên:

– Ôi chà chà. Xem cái thằng Bác diễn ngu chưa kìa!

Nói xong anh giật mình, sợ bằng chết. Đến khi say nghề quên hết, lại buột miệng kêu lên:

– Bác Hồ ơi là Bác Hồ, mày diễn cái đéo gì đấy?

Chết cười.

Rồi cuối cùng mọi việc cũng êm thấm cả. Tiến Hợi danh nổi như cồn nhờ vai Bác.

Một đêm diễn kịch về cuộc đời Bác xong, đại diện Ban Lãnh đạo Thành phố lên sân khấu, tặng hoa, bắt tay Tiến Hợi. Khi ấy Tiến Hợi vẫn là Bác Hồ, nhưng nó khom người, kính cẩn đưa cả hai tay ra bắt tay vị lãnh đạo thành phố.

Hoàng Dũng sỉ vả;

– Sao mày ngu thế! Mày đang vào vai Bác, mày bắt tay kiểu đó, chẳng may có thằng nào chụp ảnh Bác khúm núm, người xem ảnh tưởng là Bác thật, có chết không?

Mấy đêm diễn sau đó ở những thành phố khác, nghe lời Hoàng Dũng, khi lãnh đạo thành phố lên sân khấu, tặng hoa, bắt tay, Tiến Hợi diễn vai Bác đúng sách, Bác đứng thẳng, chững chạc, bắt tay với vẻ âu yếm, lại còn vỗ vỗ vai lãnh đạo, thân mật kiểu Bác cháu.

Nhưng làm thế, Tiến Hợi bị anh Tạo mắng:

– Sao mày ngu thế? Người ta là lãnh đạo, mày là cái đéo gì mà mày vỗ vai người ta?

Tiến Hơi nhăn nhó:

– Lúc ấy em đang vào vai Bác mà.

Anh Tạo gắt:

– Vào vào cái đéo gì. Hết kịch là hết Bác, nghe chưa!

Làm gì cũng bị chửi, Tiến Hợi ức lắm, vào hậu đài thở dài, nói:

– Chỉ là Bác thôi mà Hoàng Dũng bảo một đằng, anh Tạo bảo một đằng, tao biết làm thế nào cho đúng là Bác.

Thằng Tùng Cứt nói:

– Mày làm Bác bao nhiêu lần mà mày đéo biết phải làm sao cho giống Bác. Tụi tao biết gì đâu mà mày hỏi tụi tao!

Bài sưu tầm lung tung

Chuyện nhà quê

Posted on


Quê, thằng dek nào mà chả có quên, nhỉ?

Với mình quê chỉ còn thấp thoáng dáng gái cởi truồng tắm sông, chị em có chồng nhổ lông nách bằng hạt lúa tạp giao nơi cuối bến. Thế cũng đủ để nhớ về rồi, cần đếch gì đến những thứ hay ho.

Đường về quê gần hơn mọi năm vì Đảng cho mở rộng đường, chính phủ cho nhập xe cũ nhưng thời gian vẫn như khi nào bởi càng mở càng chật.

Làng vẫn thế, bé như con ốc mút. Những hàng rào trà mạn có sợi cúc tần vương víu đựocthay mẹ hết bằng gạch xây, ngoắt ngéo ngoằn nghèo như rắn Ráo. Đường đất mát lịm chân em giờ cũng thay bằng bê tông ngói vỡ. Nói bậy một chữ BỐ KhỈ, đúng là phú quý sinh…thụt lùi.

Ông già dắt con chó lai béc ra đầu cổng đón ( từ ngày về hưu trưởng giả tợn), bà già ho sù sụ mé hiên: lại về đấy à con??? Thật, không biết hỏi thăm hay là trách móc nữa.

Mình về chả có việc gì ngoài mỗi việc rước mấy đứa cháu anh em hàng tổng ra thủ đô có lăng bác Hồ đi thi. Chả hiểu ai loan tin, chưa vứt ba lô xuống phản đã thấy tiếng chân người rầm rập ngoài ngõ. Người nhà quê phải công nhận là…thính tai.

Bà già cứ bắt chiều ở nhà ăn cơm để nói câu chuyện về hai cái chân của ông già. Không biết khớp hay cơ mà cứ tấy đỏ, sưng mọng, đau nhói. Nghe đâu khám sơ bộ mấy ông lang dưới tỉnh bảo bị Gút ( tiếng Phớp đọc là Gao, nhể?). Ấy thế mà cũng không ở đựoc, đám người kia mời mọc kinh quá, mồm năm miệng mười nhao lên, rồi còn chực lao vào phịch nhau vì can tội đến sau nhưng…mời trước.

Cái sự ăn ở nhà quê giờ cũng bớt đi sự nhiêu khê, gà bắt ngoài vườn, cá vớt dưới ao. .. lại có cả bia hơi nữa nhé. Nhưng mình không thích bia, cứ về quê là nhớ đến chai sáu lăm nút lá chuối. Phải tội, thời mở cửa nên uống cũng chẳng còn như xưa, chỉ có nhà nào cất rượu thửa riêng uống thì còn ra hồn vía một tẹo.

Tối về, hơi say. Bà già cứ lẩm bẩm: nốc cho lắm vào, thở hồng hộc như chó. Chán đi, lại tiếp: chúng nó không có chân hay sao mà phải về rước, bố mày đau chân có đứa nào lấp ló đến thăm đâu. Bố khỉ, mẹ mình xưa nay tính vẫn thế.

Sáng đưa ông già đi ăn lòng lợn tiết canh, đời ông chỉ khoái khẩu mỗi thức này. Ông bảo đôi khi hiếm tiết canh lợn ông phải ăn tiết canh chó. Hỏi cái nào ngon hơn thì bảo: ngon như nhau. Mẹ khỉ, thế còn than cái nỗi gì???

Nói chuyện chó lợn một hồi rồi nói sang chuyện hai cái chân. Xem ra mấy thày lang dưới tỉnh thăm bệnh đúng ra phết, đớp hít thế không ra bệnh mới là sự lạ.

Ít hôm sau mình trở ra thủ đô với lũ cháu hàng tổng. Một sự lạ là chả thằng mẹ nào thấy đi giầy, tuyền dép bọt. Hỏi sao không đi, chúng nó đồng thanh: chân to quá, không có cớ giày nào vừa. Ừ, to thật, những bàn chân nhổ mạ, giẫm phân.

Vợ mình nhìn mình rồi nhìn lũ cháu một hồi rồi tru lên: đông thế này thì ngủ vào đâu. Kệ mẹ chúng nó, ở nhà chúng nó vẫn ngủ bờ đê, đống rơm đấy thây.

Vợ mình đi chợ lo bữa chiều cho cả nhà, vứt một đống thức ăn ở bếp rồi xị mặt bảo đi gội đầu. Mấy đứa cháu chả biết siêng năng hay ra chiều biết việc mà mỗi đứa một tay, thằng tút ra ngót, đứa cạo khoai tây. Cái sự lao động là hăng say lắm lắm.

Đang nằm khểnh chim đọc báo trên gác thì nghe tiếng con vợ ré lên: miếng thịt của cô đâu rồi. Giọng một thằng lý nhí: cháu rửa nhưng cái chậu nhà cô nuốt mất rồi. Thế mày rửa ở đâu? Thằng kia lịch kịch mở của toa lét chỉ vào cái xí xổm: đây ạ!

Trời ạ, thế là mày giết ông rồi.

Vợ mình cười như mếu: anh xem, nó đem thịt vào bồn cầu rửa, nó bảo đó là chậu, thấy ít nước nó lại giật van. Năm lạng thịt của tôi đấy!

Ngu, ngu như chúng mày thì chỉ có nước ăn…cứt. Thi thố cái đếch gì!

Bữa chiều qua mau trong cơn giông đầu hạ. Hai vợ chồng mình leo lên gác 3 bật máy lạnh ôm nhau xem ti-vi nhường lại gác hai cho lũ cháu. Hôm nay ti-vi chiếu phim Chạy án, thời sự phết nhưng cứ thấy rơm rởm thế nào!

Có tý rượu, người thấy phấn chấn tợn. Vật ngửa vợ ra định làm” tý” thì lại lũ cháu khốn kiếp, tiếng một thằng nào đó ré lên dưới tầng một: cứu cháu, cháu bị bỏng rồi.

Bận mỗi cái xịp Tàu phi xuống, thằng cháu trần như nhộng, người ngợm đỏ như tôm luộc lắp bắp: cháu tắm phải nước sôi.

Trời ạ, trần đời nước Nam , nước sôi đếch đâu, nó bật bình nóng lạnh rồi quay van sang mé trái, xục vào là thành tôm luộc ngay thôi.

Phi trở lên, mình gắt vợ mình: sao em bật nóng lạnh mà lại không tắt đi. Vợ mình ráo hoảnh: lúc mưa hơi lạnh em bật lên tắm tý. Anh phải dạy chúng nó chứ. Mẹ kiếp!

Sáng trở dậy, vợ mình đi làm rất sớm mà không nhét tiền ở đế chân thắp nến cho mình ăn sáng.

Lũ cháu cũng lục tục trở dậy, ngáp thối um cả phòng. Mình thấy mền mệt nhưng hẳn là không’ phải vì công việc rồi.

Đánh vật với mấy thằng cháu khốn kiếp cũng mất hơn tuần giời. Thi thố xong lũ chúng nó kéo nhau về quê cả. Vợ mình lại nhét tiền ăn sáng vào đáy chân nến cho mình.

Ấy thế mà nào đã xong, gần hai tháng sau lại tưng đấy thằng cháu dắt díu ra đem bao nhiêu là gà, đỗ, miến, măng báo tin thi đỗ. Vui mừng là không tả nổi nhưng cái sự lo âu cứ chập chờn. Nhưng rồi cũng xong, vợ mình quen đựoc đứa bạn có nhà để không, thuê cho cả bọn sang ở.

Một hôm, vợ mình thẻ thọt: người nhà quê các anh giỏi nhỉ, ngu thế mà thi đâu đỗ đấy. Mẹ, chuyện!

Chúng nó chỉ không biết rửa thịt hay tắm nóng lạnh thôi nhưng sọ não thì kinh lắm, đừng khinh.

Bài sưu tầm